Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp

Lượt xem: 83

Xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp nhằm đổi mới đa dạng hoá mô hình tổ chức Hội ở cơ sở theo hướng thiết thực, hiệu quả, nhằm khắc phục một số hạn chế, khó khăn hiện nay, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh; mô hình chi hội, tổ hội được hình thành trên cơ sở cộng đồng dân cư nông nghiệp, nông thôn sang mô hình tổ chức chi hội, tổ hội nghề nghiệp hình thành trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên vì có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất kinh doanh…Kế hoạch đã đưa ra 5 tiêu chí cần đảm bảo khi thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp là: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Số lượng tổ hội nghề nghiệp từ 10-30 hội viên (khi mới thành lập từ 3 hội viên trở lên); số lượng chi hội nghề nghiệp từ 30 – 100 hội viên (có chi hội trưởng, chi hội phó); trong một chi hội có thể thành lập nhiều tổ hội nghề nghiệp hoặc có một số tổ hội được phân chia theo khu vực, địa bàn dân cư (theo cách thông thường) và một số tổ hội nghề nghiệp. Nội dung sinh hoạt, hoạt động của chi, tổ hội nghề nghiệp tập trung vào việc trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, về thị trường, giá cả, về thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây con, về phòng trừ dịch bệnh, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, về sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, về cách thức lập dự án sản xuất kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… Về thời gian sinh hoạt tổ hội nghề nghiệp ít nhất 1 lần/1 tháng; chi hội nghề nghiệp ít nhất 03 tháng/lần.

Kế hoạch cũng nêu rõ, trong thời gian từ tháng 8 – 12/2016 mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 mô hình tổ hội hoặc 01 chi hội nghề nghiệp.

BAN TỔ CHỨC