Nghị quyết số 31-NQ/HNDTW, ngày 09/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 10 (khóa VI)

Lượt xem: 114

* Hội nghị đã thống nhất 9 chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân năm 2017 như sau:

– Phấn đấu trên 80% số hộ nông dân có hội viên; trên 85% cơ sở Hội đạt khá và vững mạnh.

– Trực tiếp và phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 140.000 lượt cán bộ Hội các cấp.

– Phấn đấu 98% chi Hội có Quỹ Hội, bình quân từ 30.000đ trở lên/hội viên/năm.

– Có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

– Phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng trưởng 15% trở lên.

– Có 100% Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện; 80% Hội Nông dân cấp xã tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân (về vốn, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân…) có hiệu quả.

– Hội Nông dân các cấp trực tiếp đào tạo nghề sản xuất nông nghiệp cho trên 20.000 nông dân; tỷ lệ có việc làm đạt 80% trở lên.

– Hội Nông dân cấp xã hướng dẫn, tổ chức hội viên, nông dân xây dựng tăng thêm được 2.500 mô hình kinh tế liên kết (tổ hợp tác) có hiệu quả.

– Phấn đấu mỗi cơ sở Hội xây dựng 01 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn.

* Hội nghị thống nhất các nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện năm 2017 như sau:

– Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

– Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 02/11/2016 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội Hội nNng dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018- 2023.

– Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp; hướng dẫn các cấp Hội thực hiện Quy định 282- QĐ/TW, ngày 01/4/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2045/QĐ- TTg, ngày 20/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020”.

– Tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tham gia giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định 217, Quyết định 218 của Bộ Chính trị. Phát động phong trào trong nông dân kịp thời phản ánh khó khăn, bức xúc trong sản xuất và đời sống.

– Tiếp tục chủ động tham mưu thực hiện có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khai thác có hiệu quả các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp.

– Tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc; Lễ Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016; tổ chức hội chợ, xúc tiến thương mại ở các khu vực. Tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ IV năm 2017.

– Tổ chức Ngày hội xuống đồng; Tết trồng cây nhân dịp đầu xuân năm mới; Lễ Hội ra khơi bám biển tạo khí thế phấn khởi thi đua lao động, sản xuất trong hội viên nông dân.

– Tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2012- 2017.

– Xây dựng dự thảo Đề án “Xây dựng người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế”; Đề án “Hội Nông dân Việt Nam liên kết với doanh nghiệp đào tạo nghề cho nông dân và nông dân dạy nông dân”. Tập trung chuẩn bị và đề xuất Dự án xây dựng Luật Nông dân để có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân.

* Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực vào 3 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt:

Một là: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân. Nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo vệ nông dân trước những khó khăn, bức xúc như: ô nhiễm môi trường, hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin thất thiệt, tín dụng đen, lợi dụng bán hàng đa cấp lừa đảo, nông dân bị thu nhiều khoản sai quy định, bị ăn chặn tiền hỗ trợ của Nhà nước, vi phạm Quy chế dân chủ ở cơ sở… Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các cấp Hội phải tập trung chỉ đạo kịp thời nắm tình hình, báo cáo, phản ảnh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền và Trung ương Hội để kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách và giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho nông dân.

Hai là: Tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Tập trung vào dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm; về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học, hướng dẫn nông dân sử dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý; xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý để nông dân hiểu và thực hiện theo pháp luật; đào tạo nông dân về kỹ năng, kiến thức thị trường, phương pháp sản xuất, biết hạch toán trong sản xuất, kinh doanh. Xây dựng kênh thông tin 2 chiều để lấy ý kiến của nông dân đánh giá hiệu quả của các dịch vụ công, chất lượng của vật tư nông nghiệp đầu vào.

Ba là: Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, nông sản theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

Xây dựng mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị; xây dựng mô hình xây dựng đường giao thông thôn, xóm; mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; mô hình các trung tâm tiêu thụ nông sản; mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp để tập hợp, đoàn kết nông dân, tổ chức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nông dân./.