Nội dung cuốn Thông tin nội bộ quý II năm 2020

Lượt xem: 95

1. Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Ngày 19/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (viết tắt là Nghị định 91/2019/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định 91/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP được ban hành có nhiều quy định mới và làm rõ nhiều nội dung để phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật về đất đai, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Cụ thể:

Thứ nhất, về hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

Thứ hai, về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định đã quy định việc xác định thời điểm để tính thời hiệu đối với một số trường hợp cụ thể như: Đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, thuê đất trả tiền một lần, thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất không được giao dịch hoặc không đủ điều kiện giao dịch về quyền sử dụng đất theo quy định mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, văn bản giao dịch đã ký; thời điểm kết thúc hành vi giao dịch về quyền sử dụng đất là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết; đối với hành vi bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm không đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật đất đai nhưng các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, văn bản bán, mua tài sản đã ký; thời điểm kết thúc hành vi bán, mua tài sản là thời điểm thực hiện xong các nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng hoặc văn bản đã ký kết; các hành vi hủy hoại đất; di chuyển, làm sai lệch hoặc hư hỏng mốc chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính; tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất đã kết thúc trước thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Thời điểm kết thúc của các hành vi vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó.

Thứ ba, về hành vi vi phạm: Nghị định đã bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tăng mức xử phạt tiền như:

Hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất ở phạt tiền ở mức cao. Theo Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đối với đối với cá nhân, hộ gia đình tại khu vực nông thôn tối đa là 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên. Ở đô thị việc chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt tại nông thôn.

Hành vi bỏ hoang đất bị phạt tiền: Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý nhất của Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, hộ gia đình là 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

Hành vi mua bán đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện bị phạt tiền với mức 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên quy định tại khoản 1 Điều 188 của Luật đất đai.

Hành vi lấn, chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng: Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức thì bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Hành vi hủy hoại đất: Đây là hành vi mới. Theo đó, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định như: Thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận; làm suy giảm chất lượng đất; gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người; làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định; làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

Theo đó, trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2020.

2. Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác

Ngày 10/10/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2019/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác. Theo quy định, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác; cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác có quyền: Tên riêng; tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan; xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của Nghị định, Điều 508 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan; được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã; quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

Nghị định cũng đã nêu rõ, để trở thành thành viên của tổ hợp tác, các thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau: Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan; tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác; tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác; cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác; điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ tổ hợp tác bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau: Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; mục đích hợp tác đã đạt được; không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định; theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan; theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/11/2019 và thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP./.

3. Công văn số 2370-CV/TU ngày 13/3/2020 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Ngày 13/3/2020, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 2370-CV/TU về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các cấp, các ngành tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:

– Tuân thủ nghiêm ngặt các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; trong đó đặc biệt chú ý phải phát hiện sớm những người từ nước ngoài ở khu vực có dịch trở về, những người trực tiếp tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, những người có các biểu hiện, triệu chứng cúm đã đi từ vùng có dịch về để áp dụng ngay biện pháp cách ly, quản lý và theo dõi liên tục đúng quy trình quy định.

– Triển khai đồng bộ các biện pháp an toàn phòng dịch ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên có các hoạt động giao dịch, tiếp xúc. Các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn cần đặc biệt quan tâm nhắc nhở và quản lý người lao động về biện pháp chủ động phòng dịch.

Dừng tổ chức các cuộc họp, các cuộc giao lưu, gặp gỡ không cần thiết; các cuộc họp cần thiết phải diễn ra thì thành phần thật gọn, thiết thực. Việc tổ chức đại hội đảng ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở phải có phương án thật chi tiết về các biện pháp phòng dịch bệnh Covid-19, kiểm tra thân nhiệt của đại biểu.

Gia đình cán bộ, đảng viên và nhân dân có việc riêng như hiếu, hỷ,… cần phải được tổ chức giản tiện và nhanh, gọn nhất có thể. Các cơ quan, đơn vị cũng như cán bộ, đảng viên từ nay trở đi tuyệt đối không sử dụng, không ăn thực phẩm từ động vật hoang dã, động vật sống trong môi trường tự nhiên không phải do chăn nuôi thương phẩm (trừ các loại hải sản được phép đánh bắt làm thực phẩm).

– Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông thường xuyên, chính xác và kịp thời diễn biến về dịch, công tác tổ chức phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở các cấp, các ngành để nhân dân nắm bắt tình hình về dịch một cách chính thống và bình tĩnh xử lý khi xuất hiện người nhiễm Covid-19, không chủ quan cũng như không quá hoang mang gây tâm lý hoảng loạn. Các cơ quan chức năng nhà nước kiên quyết xử lý nghiêm những người tung tin sai lệch, vô căn cứ về tình hình dịch cũng như lợi dụng tình hình dịch để làm lợi bất chính dưới mọi hình thức.

– Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp tỉnh kiểm tra, rà soát lại các điều kiện, phương tiện, vật tư phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng như các phương án theo kịch bản đề ra, nhất là các nguồn lực sẵn sàng của các bệnh viện. Chỉ đạo điều hành sự phối hợp thống nhất, đồng bộ theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành. Chỉ đạo phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ” (dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phong hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ). Mệnh lệnh trong chỉ huy, chỉ đạo của người đứng đầu chính quyền địa phương trong tình trạng khẩn cấp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là mệnh lệnh hành chính mang tính pháp lệnh bắt buộc phải chấp hành.

Cấp ủy đảng các cấp mà trực tiếp là ban thường vụ, đồng chí bí thư cấp ủy trực tiếp chỉ đạo chung tình hình ở địa phương, bảo đảm cho cả hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ.

4. Khuyến cáo Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona (Covit-19) tại nơi làm việc (Không áp dụng cho cơ sở y tế) (theo Công văn số 490 – CV/BYT-MT ngày 06 tháng 02 năm 2020 của Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona).

* Thông tin chung về bệnh

– Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A;

– Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính;

– Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ, không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện;

– Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

* Khuyến cáo đối với người lao động

– Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây.Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

– Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng;

– Che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay;

– Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể, ăn uống hợp vệ sinh, đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng;

– Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở),trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;

– Nếu thấy bản thân hoặc người cùng làm việc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở,… thì cần thông báo cho người sử dụng lao động, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

* Khuyến cáo đối với người sử dụng lao động

– Cung cấp chỗ rửa tay với xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

– Duy trì vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau nền nhà và khử trùng các bề mặt các đồ vật tại nơi làm việc có thể có vi rút như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, điện thoại dùng chung, bàn phím máy tính, mặt bàn, … bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác;

– Đảm bảo thông gió tốt, tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi làm việc;

– Có quy định và hướng dẫn người lao động cách tự bảo vệ, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế khi có các biểu hiện mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người nghi mắc bệnh. Có cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh động đối với những trường hợp nghi mắc bệnh (nếu được);

– Các cơ sở lao động có bộ phận tiếp tân, hàng không, hải quan, ngân hàng, ngành dịch vụ,… tiếp xúc với nhiều người cần cung cấp và hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách cho người lao động và cân nhắc lắp đặt hệ thống kính ngăn tại các khu vực tiếp xúc, giao dịch;

– Khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần thực hiện cách ly ngay, đồng thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương (thông qua đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095).

II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP HỘI

1. Các nhiệm vụ trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong năm 2020

A. CÁC BAN CỦA TỈNH HỘI

1 – Ban Kế hoạch – Tổng hợp

– Tham mưu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thành công hội nghị điển hình tiên tiến của các cấp Hội Nông dân, giai đoạn 2015-2020; phương hướng, nhiệm vụ 2020-2025.

– Tham mưu xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”.

– Tham mưu xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển vùng sản xuất Ba kích tím hàng hóa tại huyện Sơn Động giai đoạn 2021 -2030”.

2 – Ban Tuyên giáo

– Chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, đề án, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tuyên truyền chào mừng đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiến tới Đại hội XIII của Đảng; tổ chức tuyên truyền, quán triệt, triển khai các nghị quyết của Hội Nông dân các cấp đến cán bộ, hội viên, nông dân.

– Chỉ đạo, tổ chức thành công: Cuộc thi tìm hiểu Hội Nông dân Việt Nam 90 xây dựng và phát triển; Hội diễn văn nghệ năm 2020 chào mừng 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2020).

3 – Ban Tổ chức – Kiểm tra

– Tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi đối với một số UBND xã, phường, thị trấn và UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh theo xác nhận của Thường trực Tỉnh ủy.

– Triển khai thực hiện 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

4 – Ban Kinh tế – Xã hội

– Tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

– Xây dựng Đề án trình Chủ tịch UBND tỉnh, nội dung “Xây dựng tổ hợp tác tạo tiền đề phát triển thành hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025”.

– Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/HNDT ngày 10/02/2020 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa IX nhiệm kỳ 2018-2023 về “Nâng cao vai trò của Hội Nông dân các cấp trong tổ chức hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên nông dân giai đoạn 2020-2023” góp phần phát triển nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

5 – Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân

– Đẩy mạnh hoạt động khai thác, sử dụng cơ sở vật chất (xây dựng phương án giá cho thuê, khoán cơ sở vật chất) trụ sở Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân phục vụ công tác Hội và phong trào nông dân.

– Tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh hội chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh hoạt động cung ứng phân bón Tiến Nông trả chậm cho hội viên nông dân, phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống.

B. HỘI NÔNG DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

1 – Thành phố Bắc Giang

– Xây dựng 01 mô hình khoa học công nghệ cấp cơ sở “Trồng thử nghiệm giống hoa LiLy Yelloween trái vụ tại xã Song Mai”.

– Chỉ đạo Hội Nông dân 6 xã (Đồng Sơn, Song Khê, Dĩnh Trì, Tân Mỹ, Song Mai, Tân Tiến) đăng ký, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng 6 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

2 – Huyện Lục Ngạn

– Tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015- 2020; phương hướng nhiệm vụ 2020- 2025.

– Vận động cán bộ, hội viên nông dân hành động vì an toàn thực phẩm theo chủ đề năm 2020; nâng cao chất lượng hoạt động của 468 tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.

– Thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

3 – Huyện Hiệp Hòa

Nhân rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân; phục vụ sản xuất và nâng cao mức sống.

Tổ chức các hoạt động chào mừng đại hội đảng các cấp; 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2020).

Thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1157-QĐ/TU của Tỉnh ủy.

4 – Huyện Việt Yên

Tổ chức triển khai 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII: (1) Nghị quyết về đẩy mạnh xây dựng Chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp; (2) Nghị quyết về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam; (3) Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các cấp giai đoạn 2015-2020; Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020).

Phối hợp với MTTQ, phòng NN&PTNN, Phòng Kinh tế hạ tầng và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện về giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.

5 – Huyện Tân Yên

Chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng công trình, mô hình, phần việc chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/2020).

Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Chính trị xã hội. Tổ chức giám sát thực hiện cơ chế hỗ trợ lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi.

6 – Huyện Yên Dũng

Tập trung chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn ký cam kết hộ hội viên nông dân trực tiếp sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Hướng dẫn các cơ sở xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh an toàn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam .

7- Huyện Lục Nam

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII về “Đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp”.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2017-2020”.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân.

8 – Huyện Yên Thế

Tổ chức thành công hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các cấp giai đoạn 2015- 2020; phương hướng, nhiệm vụ 2020-2025.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ hoạt động của hội.

Phát động phong trào vận động quyên góp ủng hộ, giúp hộ hội viên nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

9 – Huyện Lạng Giang

Chỉ đạo thành lập mới mô hình theo hình thức kinh tế tập thể (tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoạt động có hiệu quả.

Chỉ đạo, đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt Hội ở cơ sở, nhất là các cơ sở Hội sau sáp nhập.

10 – Huyện Sơn Động

Tăng cường công tác phát triển hội viên gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở.

Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân đăng ký sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng tại cơ sở.

2. Kế hoạch số 162-KH/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Ngày 10/3/2020, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Kế hoạch số 162-KH/HNDT về tuyên truyền đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong đó, có một số nội dung chính sau:

* Nội dung tuyên truyền

  1. 1. Tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng; sự phát triển lớn mạnh của Đảng qua các kỳ đại hội; những thành tựu và bài học kinh nghiệm về sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, nhất là trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước.
  2. 2. Ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ của đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng; các dự thảo văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng; việc thảo luận, góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội.
  3. 3. Những thành tựu trên các lĩnh vực: kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị… của đất nước, của địa phương; những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và việc thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
  4. 4. Hoạt động quan trọng, nổi bật và kết quả đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng, những định hướng lớn về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh; các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết đại hội; những ưu điểm, hạn chế và bài học trong chỉ đạo và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.
  5. 5. Tuyên truyền về các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm và các sự kiện trong năm 2020; đặc biệt là Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, các công trình thiết thực chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng và Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội; những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong phát triển kinh tế – xã hội nông thôn; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
  6. 6. Không khí phấn khởi, tin tưởng vào đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng trong cán bộ, đảng viên và hội viên nông dân; những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè, cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
  7. 7. Tuyên truyền việc chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, đảng viên; đấu tranh, phản bác quan điểm, thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

* Các đợt tuyên truyền

Công tác tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng tiến hành theo ba đợt cao điểm như sau:

Đợt 1: Từ nay đến thời điểm hoàn thành đại hội đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương (ngày 31/10/2020), tập trung tuyên truyền những nội dung sau:

+ Lịch sử vẻ vang của Đảng; vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; những thành tựu nổi bật và bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng qua 90 năm, nhất là thành tựu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; những khó khăn, thách thức và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; những kết quả trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

+ Nội dung và công tác triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, của các ban đảng Trung ương, của Trung ương Hội và cấp ủy đảng các cấp về việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng và Quy chế bầu cử trong Đảng.

+ Nội dung cơ bản của các dự thảo văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng; việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện nêu trên.

+ Những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, bài học kinh nghiệm sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và việc thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020.

+ Công tác chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp; việc tổ chức đại hội điểm, những kinh nghiệm trong chỉ đạo, tổ chức đại hội điểm. Hoạt động và kết quả đại hội đảng bộ các cấp, nhất là kết quả bầu cử, các quyết định của đại hội về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020 – 2025.

+ Các phong trào thi đua của cán bộ, hội viên nông dân lập thành tích chào mừng thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; chào mừng Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Đợt 2: Từ sau đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương đến Đại hội XIII của Đảng.

+ Tuyên truyền về chương trình hành động, kế hoạch hành động của các cấp Hội triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

+ Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; việc đóng góp ý kiến của đại hội đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương, của các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

+ Những thành tựu nổi bật của đất nước sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020; kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2015 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển đất nước trong nhiệm kỳ 2021 – 2026 và những năm tiếp theo.

+ Công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII của Đảng; Quy chế bầu cử trong Đảng; tiêu chuẩn, cơ cấu, độ tuổi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

+ Những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được vinh danh tại đại hội thi đua yêu nước các cấp và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; những tổ chức đảng, đảng viên tiêu biểu trong các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII của Đảng và Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam; tình cảm của các tầng lớp nhân dân ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Đảng, về Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là mong muốn của đảng viên và quần chúng nhân dân đối với Đảng và Đại hội.

+ Trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng, tập trung tuyên truyền các nội dung: Ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội XIII của Đảng; chủ đề, phương châm của Đại hội; quy chế bầu cử trong Đảng; các hoạt động của Đại hội; nội dung các văn kiện và các tham luận được trình bày tại Đại hội; kết quả bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư Trung ương Đảng, ủy ban Kiểm tra Trung ương; không khí dân chủ trong Đại hội; sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với Đại hội.

Đợt 3: Sau khi bế mạc Đại hội XIII của Đảng.

+ Thông tin nhanh kết quả Đại hội XIII của Đảng; giới thiệu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

+ Công tác tổ chức quán triệt, học tập, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

+ Các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình hành động cách mạng thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

+ Dư luận tích cực của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về kết quả Đại hội XIII của Đảng; các nội dung tuyên truyền nhằm đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái về các văn kiện đại hội và kết quả bầu cử, tư tưởng bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết nội bộ, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức xây dựng Đảng…

3. Nghị quyết số 02-NQ/HNDT ngày 10/02/2020 của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang (khóa IX) về nâng cao vai trò của Hội Nông dân các cấp trong tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên nông dân giai đoạn 2020 – 2023

Ngày 10/02/2020, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HNDT về nâng cao vai trò của Hội Nông dân các cấp trong tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên nông dân giai đoạn 2020 – 2023, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp như sau:

* Mục tiêu cụ thể:

– 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân, các hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất, đầu ra cho sản phẩm đối với các sản phẩm thế mạnh của địa phương. 100% cơ sở Hội, trên 60% chi hội có tổ vay vốn với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Tham gia có hiệu quả dịch vụ chuyển tải vốn cho trên 80% số hộ nông dân trong kênh tín dụng cho vay của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp khác.

– Phấn đấu đến năm 2023, Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đạt 15 tỷ đồng; cấp huyện đạt bình quân 03 tỷ đồng/đơn vị; 60% cơ sở hội có nguồn vốn từ ngân sách chuyển sang;100% nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân được sử dụng có hiệu quả.

– 85% hội viên, nông dân được thường xuyên tiếp cận kiến thức cần thiết, thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. 100% hộ hội viên nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đăng ký và cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm.

– 100% Hội Nông dân cấp xã chủ trì, phối hợp tham gia tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân về vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân; hỗ trợ xây dựng được ít nhất từ 01 chi, tổ hội nghề nghiệp gắn với tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trở lên để liên kết, hợp tác phát triển sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập của nông dân và kết nối thị trường thành công.

– Mỗi năm Hội Nông dân huyện, thành phố phối hợp hỗ trợ xây dựng ít nhất 01 sản phẩm nông nghiệp có nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu hàng hóa; phối hợp dạy nghề cho từ 100 lao động nông thôn trở lên; giới thiệu đi lao động và học tập có thời hạn ở nước ngoài từ 30 đến 50 người.

– 100% cơ sở hội tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến 100% lượt hội viên, nông dân. Phấn đấu 20% cơ sở Hội trở lên xây dựng được mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất cho năng suất, chất lượng hiệu quả cao.

* Nhiệm vụ và giải pháp

– Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tổ chức hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân là nhiệm vụ trọng tâm, là chức năng nhiệm vụ của hội gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội và chất lượng hội viên.

-Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên, nông dân.

-Thực hiện hiệu quả hoạt động hỗ trợ tạo vốn cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

– Đổi mới hoạt động của Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, tập trung dạy nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho hội viên, nông dân; khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở, vật chất của Trung tâm.

– Tăng cường các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp, xây dựng mô hình điểm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

– Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ.

– Tăng cường hoạt động hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, nắm bắt thông tin, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

– Vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể.

4. Kế hoạch số 58-KH/HNDT ngày 13/02/2020 của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang về tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2020

Ngày 13/2/2020, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang ban hành Kế hoạch số 58-KH/HNDT về việc tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng,với các nội dung cụ thể sau:

1 – Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

Các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hộ sản xuất, kinh doanh thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng; phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Song song với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chủ động phát hiện, phê phán những hành vi sai trái trong thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.

2 – Tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức, với các nội dung chính: treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền; phát động hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP với chủ đề “Nông dân Bắc Giang hành động vì an toàn thực phẩm”.

Thành phần, số lượng: khoảng 300 đại biểu là cán bộ, hội viên, nông dân sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Kinh phí: đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hỗ trợ.

Thời gian thực hiện: quý II/2020.

3 – Vận động các tổ chức, hộ gia đình ký cam kết và thực hiện sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

Năm 2020 phấn đấu đạt 50% hộ hội viên nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm ký cam kết, trong đó có 50% số hộ ký cam kết thực hiện đúng.

Tổ chức đợt cao điểm truyền thông, tuyên truyền, vận động các hộ hội viên nông dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm ký cam kết trong đầu Quý II/2020. Mỗi huyện, thành phố lựa chọn 01 xã để chỉ đạo điểm đầu tháng 4/2020 sau đó triển khai thực hiện quy mô toàn huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: xong trong quý II/2020.

4 – Tập huấn, xây dựng mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobloGap

* Tập huấn

Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn nội dung hướng dẫn hộ ký cam kết đến 100% chủ tịch, phó chủ tịch Hội cơ sở; các huyện, thành hội tập huấn đến chi hội trưởng, chi hội phó.

Thời gian thực hiện: xong trước quý II/2020.

Hội Nông dân các huyện, thành phố và cơ sở phối hợp với các ngành tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn hộ sản xuất thực hiện các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo đảm an ATTP.

Thời gian thực hiện: từ tháng 1-12/2020.

* Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất,kinh doanh thực phẩm an toàn

Căn cứ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được phân bổ, Hội Nông dân tỉnh xây dựng 03 mô hình sản xuất liên kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn (mô hình cụ thể do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lựa chọn).

Các dự án Quỹ hỗ trợ nông dân tập trung xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác sản xuất an toàn thực phẩm.

Thời gian thực hiện: từ tháng 1-12/2020.

5 – Công tác kiểm tra, giám sát

Hội Nông dân tỉnh thường xuyên giám sát, kiểm tra các cấp Hội Nông dân trong tỉnh triển khai thực hiện chủ để hoạt động của năm 2020 “Nông dân Bắc Giang hành động vì an toàn thực phẩm”.

Thời gian thực hiện: Quý II, quý IV năm 2020.

III. ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN QUÝ II/2020

Trong quý II/2020, các cấp hội và chi, tổ hội cần tập trung tuyên truyền những nội dung sau:

1- Tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của cấp ủy và Hội cấp trên. Tập trung tuyên truyền đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; nghị quyết đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của Covid-19 gây ra; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 của Thủ tường Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Công văn số 1323-CV/HNDTW ngày 3/2/2020 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Công văn số 2370-CV/TU ngày 13/3/2020 của Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 01/2/2020 của UBND tỉnh Bắc Giang về phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Covid-19 gây ra….

2- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2020 “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhất là các nhiệm vụ trọng tâm và việc làm theo cụ thể ở các cấp hội; chú trọng phát hiện, tuyên truyền nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo Bác; xây dựng các công trình chào mừng đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

3- Tuyên truyền những kết quả nổi bật của hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân, nhất là kết quả các nhiệm vụ, phong trào thi đua do Hội phát động; hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống… những gương điển hình tiên tiến trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân. Quan tâm, tuyên truyền phát triển mô hình sản xuất liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp gắn với đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, dự án môi trường nông thôn do Hội triển khai… Tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, nông dân thi đua thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.

4- Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của tỉnh và của hội như: Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch); 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020); 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/220); 66 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2020); 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020)