Lạng Giang: Chăn nuôi bò thịt khép kín cho thu nhập cao.

Lượt xem: 103

Theo ông Quang, trước đây gia đình ông gắn bó nghề nuôi lợn rất nhiều năm nhưng do giá bấp bênh, còn bị dịch bệnh, thấy nản lòng nên năm 2014, gia đình ông chuyển sang nuôi vỗ béo bò. Trước khi nuôi bò, ông đã đi tham quan và học hỏi một số mô hình tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, xem giống bò ở các địa phương đó. Qua thời gian đi thực tế, ông nhận thấy vỗ béo giống bò BBB và bò kem phát là nhanh lớn nhất. Tỷ lệ thịt sẻ cao nên đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các giống bò cỏ, bò vàng địa phương.

Lúc đầu gia đình chỉ nuôi 5-10 con bê, sau 6-12 tháng bán lãi 8-10 triệu đồng/con. Nên đã dần mở rộng quy mô chăn nuôi. Hiện trong chuồng nhà ông Quang đang có trên 100 con bò thịt.

Trang trại bò của gia đình ông Đỗ Văn Quang

Với số lượng bò nuôi nhiều nên hàng năm ông phải thuê đất và tận dụng vườn bãi trồng cỏ voi để nuôi bò. Vào những tháng nguồn thức ăn rồi rào, ông thường thu mua thân ngô tích trữ vào kho để sử dụng cho bò ăn quanh năm.

Để đàn bò sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, công tác vệ sinh chuồng trại, máng ăn, vệ sinh cơ thể cho đàn bò sạch sẽ; tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải luôn được ông quan tâm. Đồng thời hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò trong chuồng, để đảm bảo sức khỏe cho đàn bò.

Ngoài việc chăn nuôi bỗ béo bò, gia đình ông Đỗ Văn Quang đầu tư xây dựng khu giết mổ bò và bán thịt cho các cửa hàng và thương lái trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi năm doạnh thu của trang trại đạt 3- 4 tỷ đồng, trừ mọi chi phí thu lời từ 600 đến 800 triệu đồng.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Huỳnh Văn Cường- trưởng thôn Am cho biết: Trong thôn hiện có 3 hộ nuôi bò thịt quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao như hộ nhà ông Đỗ Văn Ly, ông Đỗ văn Thịnh và ông Đỗ Văn Quang. Không chỉ làm kinh tế giỏi tại địa phương, ông Quang còn tạo việc làm ổn định cho 02 công nhân với mức lương mỗi tháng là 6 triệu đồng/người. Xong bên cạnh hiệu quả kinh tế từ các trang trại mang lại, trong thời gian tới, các hộ chăn nuôi lớn như gia đình Ông Đỗ Văn Quang cần đầu tư thêm hệ thống máy ép phân để xử lý phân bán cho những vùng trồng cây ăn quả làm tăng thu nhập vừa đỡ ảnh hưởng đến người dân và môi trường xung quanh. Đồng thời thôn luôn vận động bà con chuyển đổi đất trồng cây hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho người dân và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Nguồn: snnptnt.bacgiang.gov.vn