Hội Nông dân Bắc Giang: Tạo chuyển biến trong xử lý rác thải nông thôn

Lượt xem: 102

Đã thành nếp, mỗi tuần 2 lần, khi nào rác thải trong nhà gom đầy bao là bà Nguyễn Thị Bên, thôn Chiền, xã Đan Hội lại chở ra bãi thu gom rác thải tập trung của thôn để thiêu hủy. Mặc dù bãi thu gom rác cách thôn Chiền khá xa nhưng bà Bên và các hộ trong thôn đều mang rác ra đây thiêu hủy, thay vì vứt ở rìa làng hay bờ ao, mương nước như trước. Bà Bên nói: “Từ ngày thôn Chiền có bãi rác tập trung, đường làng sạch đẹp, đỡ ô nhiễm hơn nhiều so với trước”.

Cũng làm sạch môi trường nông thôn như các hội viên, nông dân thôn Chiền, nhưng 60 hộ dân ở thôn Dinh Thẳm và thôn Núi lại có cách làm khác. Bởi các hộ này được chọn tham gia mô hình điểm thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón bằng chế phẩm sinh học tại gia đình.

Bà Đỗ Thị Bắc, thôn Dinh Thẳm chia sẻ, khi tham gia, bà cũng như các hộ được hỗ trợ 2 thùng phuy nhựa (130 lít/thùng), 10 gói chế phẩm vi sinh (E Mic); được hướng dẫn cách phân loại rác hữu cơ và vô cơ; cách xử lý, ngâm ủ rác thải hữu cơ, như: Rau thừa, hoa quả hỏng, lá cây, rơm, trấu… với chế phẩm E Mic thành phân bón cho cây trồng. “Sau khoảng 30-45 ngày, mỗi hộ thu được từ 50-100 kg phân hữu cơ. Cách làm này vừa sạch môi trường lại tận dụng được nguồn phân tự nhiên, rất tốt cho cây trồng”, bà Bắc chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Văn Minh, thôn Núi, xã Quỳnh Sơn cho biết kinh nghiệm, khi có phân ủ trộn thêm lân và đất bón cho cây tốt hơn. Còn nước trì trong quá trình ngâm ủ có thể hòa loãng tưới cây hiệu quả cao. Ông Minh đề nghị, HND tỉnh, huyện hướng dẫn người dân có thể thay thùng nhựa ủ phân bằng bể gạch hoặc xi măng nhằm tiết kiệm chi phí sẽ có nhiều người tham gia hơn. Bởi trong thôn Núi rất nhiều hộ đã tìm hiểu mô hình, muốn làm thử nhưng chưa có thùng nhựa.

Được biết, tổng chi phí thực hiện 3 mô hình trên chỉ hơn 300 triệu đồng (trong đó 100 triệu đồng do T.Ư HND Việt Nam hỗ trợ) nhưng đã góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của nhiều hội viên, nông dân trong BVMT nông thôn.

Nhiều mô hình, cách làm vì môi trường

Cùng với 3 mô hình trên, sau 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp Hội đã tổ chức hơn 420 buổi tuyên truyền, quán triệt cho hơn 20 nghìn lượt cán bộ, hội viên, nông dân; treo hàng nghìn băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích; in, cấp phát 20 nghìn tờ rơi tuyên truyền về BVMT nông thôn. 100% cơ sở, chi hội tổ chức cho hộ cán bộ, hội viên, nông dân ký cam kết thực hiện tốt tự quản vệ sinh môi trường theo 10 nội dung trong bản cam kết; đóng đầy đủ các loại phí BVMT theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Bên, thôn Chiền, xã Đan Hội (Lục Nam) mang rác tới bãi tập trung xử lý rác của thôn.

Bà Nguyễn Thị Bên, thôn Chiền, xã Đan Hội (Lục Nam) mang rác tới bãi tập trung xử lý rác của thôn.

Ngoài ra, vào ngày 14 hằng tháng và ngày Chủ nhật xanh, các cơ sở hội và hơn 2 nghìn chi hội còn tổ chức ra quân dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, phân loại xử lý rác thải, phối hợp xóa một số điểm “đen” tồn lưu rác. Một số địa phương như: Yên Thế, TP Bắc Giang, Sơn Động còn xây dựng 320 bể chứa rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng.

rác thải, xử lý rác, thu gom rác, Bắc Giang

Thời gian tới, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời tập trung tuyên truyền, triển khai các văn bản chỉ đạo của T.Ư Hội về BVMT sâu rộng tới cán bộ, hội viên, nông dân. Để mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong BVMT, nhất là ở nông thôn”.

Chủ tịch HND tỉnh Nguyễn Văn Thi.

HND Yên Thế, Tân Yên hỗ trợ xây dựng 12 lò đốt rác thải quy mô hộ, nhóm hộ. Trong năm 2020, HND các cấp đã xây dựng được 107 mô hình (nâng tổng số lên 382 mô hình) HND tham gia BVMT nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu, như: “Tuyến đường tự quản sáng – xanh – sạch – đẹp”, “Chi, tổ HND thu gom rác thải”; “HND tham gia xử lý chất thải trong phát triển kinh tế trang trại BVMT”… hoạt động hiệu quả.

Theo Chủ tịch HND tỉnh Nguyễn Văn Thi, phát huy hiệu quả mô hình và phong trào, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng thời tập trung tuyên truyền, triển khai các văn bản chỉ đạo của T.Ư Hội về BVMT tới toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân. Qua đó mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong BVMT, nhất là môi trường nông thôn.

Động viên hội viên tham gia, duy trì “Ngày Chủ nhật xanh” (mỗi tháng một lần) làm sạch đường làng, ngõ xóm; xử lý các điểm tồn lưu rác thải ở nông thôn; tiếp tục nhân rộng các mô hình đang phát huy hiệu quả. Cùng với đó, HND tỉnh phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn (T.Ư Hội) và các ngành, cơ quan, doanh nghiệp… tranh thủ nguồn lực xây dựng các mô hình, dự án BVMT nông thôn xanh – sạch – đẹp, bền vững.

Nguồn: baobacgiang.com.vn