Vận động nông dân Bắc Giang canh tác lúa thân thiện với môi trường

Lượt xem: 89

Để cụ thể hóa, HND tỉnh thành lập Ban quản lý dự án và tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa SRI cho các hộ tham gia thực hiện mô hình. Nội dung gồm: 5 nguyên tắc của SRI; kỹ thuật làm mạ, đất, cấy lúa, bón phân, làm cỏ sục bùn, tưới nước, sản xuất phân hữu cơ vi sinh…

rong quá trình triển khai, Ban quản lý dự án thường xuyên phối hợp với chuyên gia dự án, cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, HND huyện, xã theo dõi, đôn đốc các hộ tham gia thực hiện đúng kỹ thuật.

Qua đánh giá, diện tích lúa áp dụng kỹ thuật canh tác SRI với ruộng đối chứng cho thấy bộ rễ phát triển mạnh, cây lúa khỏe, cứng cây; chống lại sâu bệnh tốt; khả năng đẻ nhánh khỏe; tỷ lệ hạt chắc/bông và số bông hữu hiệu/khóm cao; năng suất cao hơn.

Các ý kiến tại buổi tổng kết đều cho rằng, nhận thức của người dân tham gia mô hình về canh tác lúa thay đổi rõ rệt, từ việc sử dụng 100% phân bón NPK sang sử dụng kết hợp 50% phân bón NPK với 50% phân bón vi sinh hoặc sử dụng 100% phân bón vi sinh. Trước đây, 100% các hộ phun thuốc trừ cỏ nay chuyển sang làm cỏ sục bùn thủ công; từ quản lý nước theo kinh nghiệm sang quản lý nước theo yêu cầu của cây lúa; chuyển từ cấy dày, nhiều dảnh sang cấy thưa, ít dảnh… góp phần cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường.

Thời gian tới, HND tỉnh tiếp tục đề nghị T.Ư HND Việt Nam hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm để triển khai thực hiện kỹ thuật SRI nhằm đánh giá, so sánh hiệu quả, ưu điểm từ đó tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện và nhân rộng phương pháp sản xuất này.

Chỉ đạo các cấp hội trong tỉnh tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường thông qua nhiều hình thức, giúp người dân, hội viên biết đến lợi ích của kỹ thuật SRI.

Nguồn: baobacgiang.com.vn