Lục Ngạn : Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hoá

Lượt xem: 199
Những chủ trương trúng, đúngLục Ngạn có 28 nghìn ha trồng cây ăn quả. Là huyện miền núi nên Lục Ngạn còn có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ quy mô lớn. Để khai thác lợi thế này, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lục Ngạn (nhiệm kỳ 2020-2025) đã ban hành các văn bản chỉ đạo về triển khai thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; chương trình “Phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025”; đề án “Xây dựng huyện Lục Ngạn trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm cấp quốc gia, giai đoạn 2021-2025”.
Khu trồng vải thiều xuất khẩu của HTX Nông nghiệp Thanh Hải.Khu trồng vải thiều xuất khẩu của HTX Nông nghiệp Thanh Hải.Về sản xuất cây ăn quả, Huyện uỷ chỉ đạo một số nội dung chính như: Tăng diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ xuất khẩu sang thị trường cao cấp; giảm diện tích cây cam, tăng diện tích cây bưởi chất lượng cao ở những xã vùng thấp; tăng diện tích trồng nhãn, táo, bơ, nho hạ đen…; cải tạo giống và xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho sản phẩm nhãn Lục Ngạn. Đồng thời ứng dụng công nghệ tưới thông minh để giảm công chăm sóc, chủ động nguồn nước trong thời kỳ khô hạn.Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, bao bì, tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm cây ăn quả chủ lực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; xây dựng bể thu gom vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất tập trung. Tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, HTX, tổ hợp tác với doanh nghiệp; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ.Trong chăn nuôi, BTV Huyện uỷ chỉ đạo ban hành các nội dung, áp dụng chính sách phù hợp để phát triển đàn vật nuôi, trọng tâm là đàn gia súc ăn cỏ. Mục tiêu đến năm 2025, tổng đàn trâu, bò tăng lên 15 nghìn con; đàn ngựa 6 nghìn con (tập trung phát triển đàn ngựa bạch). Để đạt được mục tiêu đó, hằng năm, Huyện uỷ giao UBND huyện ban hành kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của từng chương trình, sao cho phù hợp với nhu cầu, thực tiễn địa phương.Hiệu quả rõ nétNhờ định hướng đúng, triển khai đồng bộ nên năm đầu nhiệm kỳ 2020-2025, sản xuất nông nghiệp toàn huyện đã thu được nhiều kết quả, nổi bật là sản xuất cây ăn quả chất lượng cao và chăn nuôi đại gia súc.Tổng sản lượng vải thiều của huyện đạt hơn 144,8 nghìn tấn (cao nhất từ trước tới nay), giá trị đạt hơn 3,2 nghìn tỷ đồng. Huyện xác định nâng cao chất lượng quả vải bằng việc mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ lên hơn 12,5 nghìn ha. Diện tích vải xuất khẩu sang Nhật Bản nâng lên 194,5 ha với 27 mã vùng trồng. Năm 2022, huyện tiếp tục mở rộng thêm 3 mã vùng trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản với diện tích 30 ha. Đây là tín hiệu vui khi người dân thay đổi phương thức canh tác cũ bằng phương pháp canh tác mới, đáp ứng yêu cầu thị trường.Anh Ngô Văn Liên, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thanh Hải (thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải) cho biết, năm 2021, HTX được cấp 1 mã vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, diện tích 10 ha/tổng diện tích 50 ha. Nhờ áp dụng quy trình VietGAP nên sản phẩm của HTX luôn bảo đảm chất lượng, giá ổn định ở mức 30 nghìn đồng/kg, thành viên thu lãi từ 230-250 triệu đồng/ha.Hiện tổng diện tích cam, bưởi của huyện đạt gần 6,4 nghìn ha. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng mở rộng, đạt hơn 2 nghìn ha. Trong đó, huyện hỗ trợ công nghệ tưới tiết kiệm được 26 ha. Huyện đang phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện cấp chỉ dẫn địa lý cam Lục Ngạn.
Năm 2022, Lục Ngạn phấn đấu có 15,75 nghìn ha vải thiều, sản lượng hơn 95,4 nghìn tấn; hơn 2,7 nghìn ha bưởi, 3,2 nghìn ha cam, tổng sản lượng 65 nghìn tấn. Đàn trâu đạt hơn 5,7 nghìn con, bò hơn 4,7, ngựa hơn 5,5 nghìn con.
Thực hiện đề án “Đẩy mạnh lợi thế phát triển chăn nuôi tại một số xã vùng Đông Bắc của huyện, giai đoạn 2018-2021”, nông dân các xã: Biên Sơn, Phong Vân, Phong Minh… được hỗ trợ 65 con ngựa bạch giống, trâu Muza cùng hàng nghìn con gà giống, hàng chục nghìn liều vắc-xin phòng dịch khác.Nhờ đó, nhiều xã đã xây dựng được mô hình chăn nuôi hiệu quả như: Dê Biên Sơn, ngựa Phong Vân, trâu Phong Minh… Đồng chí Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Phong Vân cho biết, từ định hướng và nguồn hỗ trợ của huyện, đến nay đàn ngựa của xã đạt hơn 1,4 nghìn con (tăng gấp đôi năm 2020), gần 1,4 nghìn con trâu, bò và 1,1 nghìn con dê. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi đại gia súc.Để phát triển đàn gia súc ăn cỏ, huyện Lục Ngạn đã thành lập 3 HTX chăn nuôi tại các xã Tân Sơn, Sa Lý và Phong Minh. Dự kiến năm 2022 sẽ hỗ trợ 67 con ngựa bạch giống cho các HTX. Đồng chí Cao Văn Hoàn, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lục Ngạn cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu phấn đấu ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giá trị đạt hơn 4,17 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 4%.Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 18,21%. Để đạt mục tiêu này, BTV Huyện uỷ chỉ đạo phát triển đa dạng cả về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Ứng dụng khoa học, công nghệ gắn với chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ. Duy trì, nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm chủ lực của huyện, xây dựng nhãn hiệu tập thể, tem truy xuất nguồn gốc, cơ sở chế biến, đóng gói.
Nguồn: baobacgiang.com.vn