Xác định cụ thể vùng dịch để hỗ trợ tiêu hủy bệnh trên cây lúa

Lượt xem: 88

Liên quan đến chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa, vào cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép áp dụng chính sách hỗ trợ này trên phạm vi cả nước. Thời gian hỗ trợ đến hết ngày 31/12/2011.

Chính sách hỗ trợ phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh sọc đen hại lúa được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1459/QĐ-TTg ngày 7/11/2006 và Công văn số 1486/TTg-KTN ngày 9/9/2008.

Cụ thể, theo Quyết định 1459/QĐ-TTg, ngân sách Trung ương sẽ chi 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ các dịch, bệnh kể trên. Ngân sách địa phương bảo đảm chi cho các nội dung bao gồm: tổ chức chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền, tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch, giám sát việc tiêu hủy diện tích lúa bị nhiễm bệnh, kinh phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh; hỗ trợ 12kg gạo/người/tháng để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa gây ra; thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng,…

Đồng thời, mức hỗ trợ cho các hộ nông dân ở các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) có diện tích lúa bị tiêu hủy do nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là 4 triệu đồng/ha.

Được biết, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen xuất hiện lần đầu tiên tại các tỉnh phía Bắc trong vụ mùa năm 2009 với diễn biến phức tạp và lây lan rất nhanh.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến cuối tháng 4 năm nay, bệnh lùn sọc đen hại lúa đã phát sinh tại 28 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi trở ra, với hơn 26.400 ha lúa bị nhiễm bệnh, trong đó hơn 6.000 ha lúa đang giai đoạn làm đòng. Các địa phương đã tiến hành phun phòng trừ rầy môi giới truyền bệnh trên diện tích hơn 170.000 ha, đồng thời tiến hành nhổ tỉa cây lúa bị bệnh. Cùng với đó, bệnh đạo ôn cũng có dấu hiệu phát triển mạnh từ đầu tháng 4 đến nay, chủ yếu tại đồng bằng Bắc bộ với diện tích phải phòng trừ trên 23.000 ha.

Trong khi đó, tại các tỉnh phía Nam đã có khoảng 34.000 ha lúa nhiễm rầy nâu, trong đó khoảng 2.000 ha bị nhiễm nặng, tập trung tại các tỉnh: Long An, Bạc Liêu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, … Theo Công văn số 3014/VPCP-KTN