Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt

Lượt xem: 123

Tăng cường các biện pháp bảo đảm ATGT tại các nút giao cắt

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương khắc phục hậu quả các vụ tai nạn nêu trên, chủ động phối hợp với Bệnh viện để cứu chữa, thăm hỏi người bị thương, hỗ trợ các gia đình có nạn nhân bị chết trong vụ tai nạn. Chủ động phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, phân tích, xác minh nguyên nhân vụ tai nạn nói trên và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân (nếu có) gây ra vụ tai nạn theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương triển khai, thực hiện tốt Quy chế phối hơp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông và có các biện pháp khắc phục các sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong khu vực mình quản lý.

Đồng thời yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT đường sắt cho người dân, đặc biệt là người dân sinh sống dọc hai bên đường sắt, khu vực đường ngang, lối đi tự mở có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

Chỉ đạo lực lượng Thanh tra đường sắt phối hợp với Công an các tỉnh, thành phố có đường sắt và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, phân tích, xác minh nguyên nhân các vụ tai nạn và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT đường sắt và có các giải pháp cụ thể đối với từng vị trí mất an toàn.

Cùng đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đường sắt đến các tầng lớp nhân dân; khi làm thủ tục cấp đất cho doanh nghiệp và người dân cần tính đến phương án đảm bảo ATGT khi đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về đường sắt, khi quy hoạch các khu dân cư cần lưu ý để không vi phạm đến hành lang ATGT đường sắt.

Phối hợp chặt chẽ với với Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các đường ngang và lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; chủ động bố trí kinh phí xây dựng gờ giảm tốc cưỡng bức và xóa bỏ các lối đi tự mở thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương theo quy định.

Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt, đặc biệt là xử lý tình trạng mở đường ngang trái phép qua đường sắt, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật khi điều khiển phương tiện qua đường ngang đường sắt và xử lý nghiêm đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt.

Chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lập hồ sơ quản lý, lộ trình thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT đường sắt tại các lối đi tự mở trong phạm vi quản lý thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương theo quy định tại Nghị định số 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Quản lý chặt chẽ việc giao đất cho tổ chức, cá nhân dọc hành lang ATGT đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt 2017 và Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

* Xem chi tiết Văn bản tại đây./.