Hàng hóa thế giới tuần 1-9/4/2011: Các kỷ lục giá mới

Lượt xem: 161

* Vàng tăng do USD giảm và lo sợ Chính phủ Mỹ phải dừng hoạt động
* Dầu lập kỷ lục cao 32 tháng, ngô tăng giá tuần thứ 4 liên tiếp
* Đồng lập kỷ lục cao 1 tháng, thiếc cũng caokỷ lục
* CRB tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008

* Vàng tăng do USD giảm và lo sợ Chính phủ Mỹ phải dừng hoạt động * Dầu lập kỷ lục cao 32 tháng, ngô tăng giá tuần thứ 4 liên tiếp * Đồng lập kỷ lục cao 1 tháng, thiếc cũng caokỷ lục * CRB tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008

Những thông tin có tác động mạnh đến thị trường hàng hoá thế giới tuần qua:

* Ngân hàng trung ương Trung Quốc nâng tỷ lệ lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm nay, thêm 0,25%, theo đó, cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đồng nhân dân tệ kỳ hạn một năm đều được nâng 0,25%, lên lần lượt 3,25% và 6,31%, áp dụng từ ngày 6/4.

* Ngày 07/04, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định nâng lãi suất từ 1% lên 1.25%, khớp với các dự báo được đưa ra trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2008, ECB nâng lãi suất nhằm ngăn chặn đà leo thang mạnh của lạm phát.

* Có thông tin rằng Iran cử hai tàu chiến tới kênh đào Suez và làn sóng biểu tình đang dâng trào tại các nước khác ngoài Ai Cập. Căng thẳng tại Trung Đông gia tăng.

* Bộ Nông nghiệp Mỹ cho bết các kho dự trữ ngô của Mỹ đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Bộ Nông nghiệp dự báo dự trữ ngô sẽ tiếp tục giảm đến mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ trước khi vào vụ thu hoạch mới. Nguồn cung ngô ở Mỹ vào cuối tháng 8-2011 dự báo giảm 589 triệu bushel. Mỹ là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ ngô lớn nhất thế giới. Năm 2010, giá trị ngô sản xuất đạt 66,7 tỉ đô la Mỹ.

Diễn biến thị trường

Dầu thô tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng tại Trung Đông, vàng và bạc tăng bởi lo ngại lạm phát, còn kim loại cơ bản được hậu thuẫn bởi hoạt động mua mạnh và USD mất giá.

Thị trường hàng hoá thế giới tăng trong suốt tuần qua. Ở phiên giao dịch thứ 7 liên tiếp tăng, hàng hoá đồng loạt lập kỷ lục cao mới, dẫn đầu là bông và bạc, bởi triển vọng kinh tế hồi phục, nhu cầu mạnh từ lĩnh vực công nghiệp, đồng Đôla mất giá và nguồn cung tiền dồi dào.

Vàng và thiếc lập kỷ lục cao mới.

Chỉ số 24 nguyên liệu giao ngay Standard & Poor’s GSCI Spot Index đạt mức cao chưa từng có kể từ ngày 4/8/2008, 757,22 điểm, tăng 3,4% trong tuần qua – mức tăng mạnh nhất trong vòng 5 tuần.

Còn chỉ số 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB index cũng lên tới mức cao kỷ lục trong 2 năm rưỡi nay. Tính chung trong tuần qua, giá hàng hoá đã tăng 2%, và triển vọng sẽ còn tăng hơn nữa.

Trong số 19 mặt hàng trong chỉ số CRB thì 10 mặt hàng năm nay đã tăng vượt mức cao kỷ lục của 2008, phải ánh sự thận trọng trở lại của các nhà đầu tư như hồi khủng hoảng tài chính.

Bạc giao ngay đã lên tới 40,30 USD/ounce, trong khi bông đạt 2,124 USD/lb.

Trung Quốc, nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, có thể tăng trưởng 8% mỗi năm trong hai thập kỷ tới, theo dự báo của World Bank. Sử dụng bạc trong lĩnh vực công nghiệp có thể lên tới kỷ lục cao trong năm nay, theo hãng nghiên cứu GFMS. Tháng trước, Cục dự trữ Liên bang Mỹ có kế hoạch mua 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc, và vừa hôm qua Ngân hàng Anh Quốc thông báo duy trì khối lượng mua trái phiếu. Tất cả cho thấy nhu cầu hàng hoá đang rất mạnh, và nguồn cung tiền rất dồi dào.

Giá các nguyên liệu, từ đậu tương tới dầu thô đều tăng, nâng giá chì và nhôm lên mức cao kỷ lục kể từ 2008. Ngô đạt kỷ lục cao 33 tháng tại Chicago trong phiên giao dịch cuối tuần.

Đồng Đôla đang giảm giá mạnh càng hậu thuẫn hàng hoá tăng. Chỉ số đồng đôla Mỹ đã giảm 0,6% trong phiên giao dịch cuối tuần, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2009.

USD giảm xuống thấp nhất so với Euro kể từ tháng 1/2010, sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu tăng lãi suất lần đầu tiên trong vòng 3 năm để chống lại lạm phát.

Ngô tiếp tục tăng mạnh do báo cáo dự trữ tại Mỹ thấp kỷ lục. Kỷ lục giá cao chưa từng có trong vòng 6 tháng đạt được hôm 5/4, 7,73 USD/bushel. Tính chung trong tuần qua, ngô đã tăng giá 15%.

Các nhà xuất khẩu tư nhân của Mỹ đã bán 101.600 tấn ngô ra thị trường nước ngoài trong thời gian gần đây. Ngoài ra, điều đáng lưu ý là việc giá dầu thô đắt đỏ đã khiến nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học ethanol từ ngô tăng lên. Dầu mỏ đã tăng giá liên tiếp tuần thứ 4, tăng 6,5% tại London và 5,6% tại New York. Đây là tuần giá dầu tăng mạnh nhất kể từ 25/2. Nguồn cung dầu chưa biết đến khi nào mới trở lại bình thường.

Các cuộc biểu tình đã lật đổ chính quyền ở Tunisia và Ai Cập, đồng thời châm ngòi cho làn sóng phản đối chính phủ ở Iran, Algeria, Jordan, Bahrain và Libya.

Iran hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới, trong khi Algeria và Libya cũng là các nguồn cung dầu thô chủ chốt cho thị trường.

Giá hàng hoá thế giới

Hàng hoá ĐVT +/- (trong tuần qua) Đóng cửa 9/4/11 +/- (7/4 so với 8/4) +/- (7/4 so với 8/4) (%) So với 9/4/2010
Dầu WTI USD/thùng +5,6% 113,01 2,71 2,5% 23,7%
Dầu Brent USD/thùng +6,5% 126,82 4,15 3,4% 33,8%
Khí thiên nhiên USD/gallon 4,041 -0,016 -0,4% -8,3%
Vàng giao ngay USD/ounce 1474,10 14,80 1,0% 3,7%
Vàng kỳ hạn USD/ounce 1474,39 16,94 1,2% 3,9%
Đồng Comex Cent/lb 450,15 8,50 1,9% 1,2%
Đồng LME USD/tấn 9874,75 204,75 2,1% 2,9%
Dollar 74,984 -0,601 -0,8% -5,1%
CRB +2% 368,700 4,220 1,2% 10,8%
Ngô Cent/bushel +15% 768,00 9,00 1,2% 22,1%
Đậu tương Cent/bushel 1392,25 28,75 2,1% -0,1%
Lúa mì Cent/bushel 797,50 24,25 3,1% 0,4%
Cà phê Cent/lb 274,95 2,15 0,8% 14,3%
Ca cao USD/tấn 2974,00 -13,00 -0,4% -2,0%
Đường Cent/lb 25,66 -0,84 -3,2% -20,1%
Bạc USD/ounce 40,608 1,056 2,7% 31,3%
Bạch kim USD/ounce 1812,10 21,50 1,2% 1,9%
Palladium USD/ounce 794,20 13,95 1,8% -1,1%

Theo VINANET