10 HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT, SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN NĂM 2022

Lượt xem: 269
  1. Phối hợp các cơ quan truyền thông của Trung ương, của tỉnh đưa trên 100 tin, bài tuyên truyền đậm nét và hiệu quả các hoạt động của Hội năm 2022: Phối hợp Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí Nông thôn mới xây dựng chuyên trang, chuyên mục về tuyên truyền nâng cao sản phẩm OCOP, tổ hợp tác, Hợp tác xã, gương nông dân SXKD giỏi. Phối hợp với Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện các chuyên trang, phóng sự tuyên truyền về vai trò của kinh tế tập thể, liên kết sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của các HTX tham gia Chương trình OCOP, các mô hình hay, cách làm hiệu quả; kết quả đã thực hiện 04 chuyên trang, 06 phóng sự; đăng tải 20 tin, bài, ảnh, phóng sự ngắn, video và hơn 150 tin, bài, hình ảnh tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, Cuốn thông tin hoạt động và Fanpage Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang. In và cấp phát 9.280 cuốn thông tin nội bộ Hội Nông dân tỉnh.
  2. Thực hiện hoàn thành 100% các nhiệm vụ trọng tâm và chuyên đề chuyên sâu: Ngay từ đầu năm Hội Nông dân tỉnh đăng ký và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt 5 nhiệm vụ trọng tâm. Các ban của Tỉnh hội và 10 huyện thành hội đăng ký và được Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xác nhận 42 nhiệm vụ trọng tâm và 01 chuyên đề chỉ đạo thực hiện năm 2022. Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện hoàn thành 5 nhiệm vụ trọng tâm được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt; các ban chuyên môn và Hội Nông dân các huyện, thành phố triển khai hoàn thành 42 nhiệm vụ trọng tâm và 01 chuyên đề chỉ đạo chuyên sâu “Nâng cao chất lượng phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
  3. Chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả Hội thi “Nhà Nông đua tài” lần thứ V năm 2022: Thực hiện Kế hoạch số 322-KH/HNDTW ngày 09/6/2021 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc tổ chức Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo tổ chức thành công Hội thi “Nhà nông đua tài” lần thứ V năm 2022 từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh; tham gia Hội thi Nhà nông đua tài toàn quốc lần thứ V-2022 khu vực I tại tỉnh Lai Châu đạt giải nhì khu vực; tham dự vòng thi Bán kết và Chung kết tại tỉnh An Giang đạt giải Nhì vòng Bán kết.
  4. Tổ chức chương trình gặp gỡ, giao lưu nông dân Việt Nam xuất sắc tỉnh Bắc Giang 10 năm (2013-2022): Nhân kỷ niệm 10 năm Chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay và Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức chương trình gặp gỡ, giao lưu nông dân Việt Nam xuất sắc tỉnh Bắc Giang 10 năm (2013-2022). Sự kiện này là động lực, cổ vũ, động viên, khích lệ các gương nông dân Việt Nam xuất sắc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tiếp tục là nhân tố quan trọng đi đầu trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Từng bước xây dựng người nông dân chuyên nghiệp, người nông dân có tri thức, làm chủ khoa học và công nghệ, thực hiện có hiệu quả NQ số 19 hội nghị lần thứ 5, BCH TƯ Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần xây dựng quê hương Bắc Giang văn minh, giàu đẹp.Tại hội nghị đã ký chương trình tiếp sức nông dân xuất sắc tỉnh Bắc Giang giữa Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang với Báo Nông thôn ngày nay.
  5. Triển khai có hiệu quả Đề án xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, gắn xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị: Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 169-KH/HNDTW ngày 23/3/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc triển khai xây dựng các mô hình Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2023: xây dựng 31 mô hình Chi hội nông dân nghề nghiệp; 103 mô hình Tổ hội nông dân nghề nghiệp đạt 200%KH. Kết quả đến nay Hội Nông dân tỉnh xây dựng được 76 mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, 316 mô hình tổ hội nông dân nghề nghiệp và thường xuyên duy trì hoạt động có hiệu quả. Năm 2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh ban hành hướng dẫn xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị để các cấp hội thực hiện; đến nay toàn tỉnh đã hướng dẫn xây dựng được 21 mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
  6. Thực hiện có hiệu quả 04 đề án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt: (1) Đề án “Xây dựng tổ hợp tác tạo tiền đề để phát triển thành HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”: thành lập 50 tổ hợp tác, 20 HTX nâng tổng số tổ hợp tác, HTX do hội thành lập là 310 tổ hợp tác, 100 HTX đạt 200%KH; (2) Đề án “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho chủ trang trại, hộ sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giai đoạn 2021-2025”: xây dựng phần mềm MCA, Cổng thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh; triển khai lắp đặt hệ thống trang thiết bị ứng dụng công nghệ IOT về trồng trọt trong nhà lưới, chăn nuôi lợn thịt tại huyện Hiệp Hòa, Lục Nam và Yên Dũng; (3) Đề án: “Phát triển vùng ba kích tím hàng hóa giai đoạn 2022-2026” tại huyện Sơn Động: triển khai trồng 10 ha Ba kích tím vươt 200% KH tại 5 xã Long Sơn, An Lạc, Vân Sơn, TT Tây Yên Tử, Thanh Luận (4) Đề án “Hội Nông dân các cấp làm nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, giai đoạn 2022-2025”: đã có 03 sản phẩm do Hội Nông dân hướng dẫn được xếp hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022: Nụ hoa Sâm nam núi Dành đạt 4 sao (HTX sản xuất và tiêu thụ Sâm nam núi Dành Liên Chung, huyện Tân Yên); bột gấc sấy lạnh nguyên chất và dầu gấc tinh khiết đạt 3 sao (HTX nông nghiệp Gấc Việt, huyện Việt Yên). Đợt 2: đề nghị công nhận 16 sản phẩm đạt 160%KH, duy trì 20 sản phẩm, công nhận lại 3 sản phẩm.
  7. Tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2022: Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân. Hội nghị đã nhận được 96 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của cán bộ, hội viên nông dân gửi tới lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành. Các ý kiến tập trung vào 8 nhóm vấn đề gồm: Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản; giải quyết mối liên kết “4 nhà”; ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp; tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất sau dồn điền, đổi thửa; xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn; giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương bị thu hồi đất; phát triển mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX). Sau hội nghị đối thoại đã có thông báo kết luận hội nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, trong đó nêu rõ việc chính quyền các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện cho Hội Nông dân hoạt động, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế tập thể, sản xuất và tiêu thụ nông sản, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.
  8. Thực hiện có hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng cuộc sống: Quỹ hỗ trợ nông dân tăng 5.440 triệu đồng nâng tổng nguồn vốn QHTND trong toàn tỉnh đạt trên 61 tỷ đồng. Các cấp hội tích cực phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Phối hợp với Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông cung ứng gần 9.000 tấn phân bón trả chậm cho hội viên, nông dân đạt 300%KH. Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sử dụng chế phẩm sinh học (HT-Maxgest) trong chăn nuôi; tích cực phối hợp với Công ty Bảo hiệm PVI tuyên truyền thực hiện các chính sách bảo hiểm cho hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh.
  9. Nhân rộng mô hình tuyên truyền vận động nông dân canh tác lúa thân thiện với môi trường: Từ hiệu quả dự án “Tuyên truyền vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường”, năm 2022 Hội Nông dân tỉnh nhân rộng mô hình với quy mô 91 ha với 570 hộ tham gia tại xã Tân Hiệp (Yên Thế), xã Đào Mỹ (Lạng Giang); xã Xuân Cẩm, Lương Phong (Hiệp Hoà). Kết quả thành công của các mô hình đã khẳng định được vai trò của hội nông dân các cấp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.
  10. Tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm: Hội Nông dân tỉnh đã ký chương trình phối hợp với Bưu điện tỉnh trong việc Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025; phối hợp với Bưu điện tỉnh, Sở Công Thương tổ chức 13 lớp tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho 1.368 lượt cán bộ, bội viên, nông dân; tham gia “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại tỉnh Sơn La năm 2022” đạt giải Nhất nội dung tạo hình từ trái cây; phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn về nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân về chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho đối tượng là Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở và các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, chủ các trang trại tại 10 huyện, thành phố.