Hội cần đổi mới phương thức lựa chọn nội dung thích hợp để hoạt động có hiệu quả

Lượt xem: 135

Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ của Hội đòi hỏi ngày càng cao, một số nơi (nhất là cấp cơ sở) hoạt động của Hội còn nhiều hạn chế cả về xây dựng tổ chức Hội và phong trào nông dân; nguyên nhân chính là do việc bố trí đội ngũ cán bộ vừa yếu về năng lực, hạn chế về chuyên môn, trình độ KHKT, một số chưa tâm huyết gắn bó với tổ chức Hội, mặt khác phương pháp vận động quần chúng còn nhiều hạn chế… Trong điều kiện ngày nay đội ngũ cán bộ Hội cần phải có trình độ, sức khoẻ nhất định. Đặc biệt phải am hiểu lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phải biết quy tụ, tập hợp vận động quần chúng tham gia các phong trào ở địa phương để xây dựng tổ chức Hội thật sự là trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, do vậy mỗi cán bộ Hội cần đề cao trách nhiệm, đào sâu suy nghĩ, đổi mới cách nghĩ, cách làm tránh thụ động, hành chính, trông chờ… chỉ có vậy mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội cấp mình đăt ra trong nhiệm kỳ; mỗi cấp Hội phải rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình, trên cơ sở nhiệm vụ của Cấp uỷ và chính quyền địa phương, cần vận dụng sáng tạo vào nhiệm vụ của Hội để xây dựng thành lộ trình chỉ đạo xuyên suốt cho tưng năm và những năm tiêp theo . Chính vì vậy mỗi cấp Hội cần xác định rõ mục tiêu, nội dung nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể đó là:

* Về mục tiêu:

– Hội phải vận động, hỗ trợ giúp hội viên, nông dân biết cách làm giàu.

– Tập trung xây dựng tổ chức Hội mạnh về tổ chức và chủ động tạo nguồn lực về kinh phí để Hội hoạt động.

– Cán bộ Hội từng bước được chuẩn hoá, được cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần.

– Xây dựng tổ chức Hội phải thực sự là trung tâm, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới.

– Chỉ đạo thực hiện hiệu quả 3 phong trào do Trung ương Hội phát động.

* Về nhiệm vụ:

– Các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành, địa phương có chính sách đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá gắn với củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới, giúp các hợp tác xã, các tổ chức hoạt động dịch vụ nông nghiệp tăng năng lực hoạt động, đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá.

– Hội Nông dân phải đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất.

– Tập trung chỉ đạo xây dựng chi, tổ Hội vững mạnh gắn với xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá, xây dựng nông thôn mới.

-Hội phải đổi mới công tác giáo dục vận động thuyết phục để tập hợp động đảo nông dân vào tổ chức Hội, vận động đi đôi với hỗ trợ, giúp đỡ nông dân thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn.

– Hội phải đào tạo, đổi mới công tác cán bộ các cấp theo tinh thần đề án đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1.045/QĐ-TTg ngày 07/7/2010) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

* Về giải pháp:

– Các cấp Hội phải xây dựng, ký kết chương trình phối hợp và các cơ quan chức năng, các địa phương để xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá , sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn.

– Phải gắn tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho nông dân. Hội Nông dân các cấp phải trở thành đầu mối liên kết “4 nhà”.

– Tập hợp cán bộ KHKT giỏi cùng với cán bộ Hội giúp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân theo cách thức “cầm tay chỉ việc” và chỉ đạo theo tổ, nhóm chỉ đạo các mô hình về sản xuất, chăn nuôi.

– Tăng cường hoạt động của Trung tâm dạy nghề và dịch vụ hỗ trợ cho nông dân, phối hợp với các Hợp tác xã, các tổ chức kinh doanh dịch vụ nông nghiệp để tổ chức các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của nông dân.

– Phối hợp với các ngành chức năng phát huy hiệu quả các chính sách khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công để hỗ trợ và khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa. Mặt khác phải tranh thủ mọi nguồn lực xã hội để xoá đói, giảm nghèo trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

– Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đổi mới công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch vào đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp cả về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

– Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng thiết thực và hiệu quả, các cấp Hội phải hướng về cơ sở, có chương trình, kế hoạch chỉ đạo cụ thể để xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, giúp nông dân biết làm giàu và xây dựng nông thôn mới.

– Cán bộ hội viên phải gương mẫu trong việc phát huy nội lực, cần kiện đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Chấp hành và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, vận động cộng đồng đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau xây dựng quê hương./

Nguyễn Quang Nông

Phó Chủ tịch HDN tỉnh