Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

Lượt xem: 180

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh tích cực tham gia các đoàn công tác liên ngành do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh thành lập để thẩm định, đối thoại với dân, giải quyết những vướng mắc, bức xúc của nhân dân. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật ở các huyện, thành phố. Tỉnh hội thành lập các đoàn kiểm tra theo chuyên đề Quỹ hỗ trợ nông dân; Quỹ hoạt động Hội; Chương trình phối hợp với 2 Ngân hàng (Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội) tại 6 huyện, thành Hội. Tổ chức giám sát 07 mô hình chi hội nông dân phòng, chống lao tại 4 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang, Yên Thế; chỉ đạo các cấp Hội tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị “Về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội” nhằm quán triệt, thống nhất nhận thức và thực hiện Quy chế; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống Hội Nông dân các cấp đối với nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đồng thời, thể hiện sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh hội về công tác kiểm tra, giám sát.

Do có sự tăng cường trong công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân các cấp đã góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, các nghị quyết của Hội, hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác Hội cấp trên giao. Chất lượng tổ chức Hội không ngừng được nâng lên. Thực tế theo dõi hàng năm cho thấy, các đơn vị được kiểm tra năm sau có chuyển biến tích cực hơn năm trước, hoạt động chất lượng và hiệu quả rõ rệt hơn; đội ngũ cán bộ hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị, có phương pháp tập hợp nông dân và chỉ đạo phong trào, tạo niềm tin, sự gắn bó của nông dân với tổ chức Hội, đồng thời luôn có ý thức xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Qua kết quả xếp loại hàng năm cho thấy, số cơ sở đạt vững mạnh ngày càng tăng, số cơ sở xếp loại trung bình ngày càng giảm. Năm 2014 có 87,2% cơ sở xếp loại vững mạnh; 12,4% cơ sở xếp loại khá; 0,4% cơ sở xếp loại trung bình. Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, xứng đáng với vai trò là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của Hội Nông dân các cấp vẫn còn bộc lộ những hạn chế, đó là: đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát chủ yếu là kiêm nhiệm (nhất là cấp cơ sở); trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác của một số cán bộ còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát ở một số cơ sở còn chưa thường xuyên, chất lượng chưa sâu; việc khắc phục những tồn tại, hạn chế sau kiểm tra ở một số nơi chưa kịp thời; công tác quản lý nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân ở một số huyện còn thiếu chặt chẽ. Việc giám sát các chương trình, dự án có vốn đầu tư của Nhà nước, các chính sách an sinh xã hội đến hội viên nông dân còn chưa được nhiều, số hội viên được thụ hưởng chính sách trong nông nghiệp còn quá nhỏ…

Để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, các cấp Hội phải coi công tác kiểm tra là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác lãnh, chỉ đạo của Hội. Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chính sách đúng đắn là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi tổ chức công việc, lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”.

Thu Phương