KẾT QUẢ GIỮA NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG LẦN THỨ VIII, NHIỆM KỲ 2013 – 2018

Lượt xem: 78

Ngay sau khi Nghị quyết Đại hội VIII được ban hành, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đến cán bộ chuyên trách hội từ tỉnh đến cơ sở. Chỉ đạo các huyện, thành hội xây dựng chương trình hành động, kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện và tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân trong Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

Trong nửa nhiệm kỳ, các cấp Hội trong tỉnh đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với UBND, các ngành chức năng thực hiện 10/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Đại hội: tổ chức tuyên truyền cho trên 336.000 lượt hội viên, nông dân, đạt 136%; Tỉnh hội phát hành 36.000 cuốn Bản tin Hội Nông dân tỉnh đến 100% chi, tổ hội; 100% cơ sở và 60% chi hội mua, sử dụng Báo Nông thôn Ngày nay và tạp chí Nông thôn mới, đạt 100%; kết nạp mới 17.771 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 244.024 người chiếm 91,3% so với số hộ nông dân, đạt 96%. Hàng năm số sơ sở Hội khá và vững mạnh đều đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra: năm 2013 có 88,14% cơ sở Hội đạt khá và vững mạnh, đạt 103,6%; năm 2015 có 92% cơ sở Hội xuất sắc và tiên tiến, đạt 118%. Công tác xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ hoạt động hội được đẩy mạnh 2.429/2.429 chi hội có quỹ hoạt động, với tổng số quỹ là 27 tỷ 782,5 triệu đồng, bình quân 113 nghìn đồng/hội viên, đạt 75%; 100 % cơ sở Hội và chi hội thực hiện công tác thu, nộp hội phí theo đúng quy định; phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức 06 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 890 lượt chủ tịch, phó Chủ tịch Hội Nông dân cơ sở; cử 58 cán bộ Hội tham dự bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ tại Trung ương Hội; phối hợp với Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam thi tốt nghiệp lớp Trung cấp công tác xã hội chuyên ngành Công tác Hội Nông dân cho 72 học viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 18.055 lượt cán bộ hội bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách hội từ tỉnh, huyện, cơ sở và chi hội được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Sau Đại hội VIII, các cấp Hội đã củng cố, kiện toàn Ban kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát. Hội Nông dân tỉnh kiểm tra công tác hội tại 10 huyện thành hội và 85 cơ sở, 170 chi hội; kiểm tra chuyên đề phối hợp với hai ngân hàng, quỹ hỗ trợ nông dân ở 10 huyện, thành hội. Các huyện, thành hội và cơ sở kiểm tra 827 cuộc ở cơ sở, 8.888 cuộc ở chi hội, tập trung kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Quỹ Hỗ trợ nông dân, quỹ hoạt động hội, các chương trình phối hợp… Phối hợp tham gia giải quyết 263 đơn, thư khiếu nại, tố cáo; hòa giải 430 vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân; tuyên truyền pháp luật cho 497.257 lượt người, trợ giúp pháp lý cho 47.661 lượt người, cấp phát 11.750 tờ gấp, tờ rơi, hàng trăm sổ tay hỏi đáp pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân…

Bên cạnh đó, hàng năm, các cấp Hội phát động hội viên nông dân tham gia hưởng ứng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi. Năm 2013 có 118.978 hộ đăng ký, kết quả bình xét 116.619 hộ đạt (chiếm 98% số hộ đăng ký); năm 2015 có 112.604 số hộ đăng ký, kết quả có 108.684 hộ, vượt chỉ tiêu đề ra. Phong trào đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, xây dựng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật cao như mô hình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn ViệtGAP, GlobalGap tại xã Hồng Giang (Lục Ngạn), mô hình trồng rau an toàn tại xã Song Mai (TP Bắc Giang),… Thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh đã góp phần hình thành 3.292 mô hình liên kết, trong đó vai trò nông dân tham gia trực tiếp là 832 mô hình liên kết chủ yếu là hợp tác giúp đỡ nhau về giống, vốn, vật tư, kỹ thuật nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm…

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Phong trào “Bắc Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp Hội đã vận động nông dân hiến trên 100.000m2 đất, đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngày công để làm mới và sửa chữa gần 10.000 km đường giao thông nông thôn và cứng hóa trên 2000 km kênh mương nội đồng; duy trì 16 mô hình về phòng chống lao, 275 mô hình hội nông dân cơ sở tham gia bảo vệ môi trường nông thôn…. Hàng năm, có có 250 nghìn hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, đạt 106 %. Thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 98 về việc tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn; phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2436 về việc phối hợp và tạo điều kiện để các cấp Hội Nông dân hoạt động. Ban Thường vụ Tỉnh hội kiện toàn lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân theo Điều lệ quỹ. Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh được bổ sung 6 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, nâng tổng nguồn quỹ cấp tỉnh lên 6,2 tỷ đồng, đạt 124%; nguồn quỹ cấp huyện đạt 13 tỷ 692 triệu đồng, trong đó nguồn vận động tại huyện là 6 tỷ 298 triệu đồng, có 6/10 huyện vận động trên 500 triệu đồng (đạt 60% mục tiêu đại hội), 46% cơ sở vận động được trên 50 triệu đồng, đạt 66% . Nguồn quỹ đã hỗ trợ cho 2.220 hộ vay phát triển sản xuất, xây dựng mô hình liên kết hợp tác.

Công tác dạy nghề cho hội viên nông dân được quan tâm thường xuyên, hàng năm, Tỉnh hội trực tiếp dạy nghề cho 300 người, đạt 60%; phối hợp dạy nghề thường xuyên được trên 7.300 lượt người, đạt 147%, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho trên 6.600 người, đạt trên 200% kế hoạch. Tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%. Ngoài ra các cấp hội còn tín chấp với Ngân hàng Chính sách – Xã hội cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn qua 1.236 tổ tiết kiệm với 38.641 thành viên, dư nợ là 978.374 triệu đồng ; NHNo Việt Nam: quản lý 1.228 tổ, cho 36.927 hộ vay, tổng dư nợ 1.381.488 triệu đồng ; cung ứng trên 58.894 tấn vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, 66 máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm, giới thiệu việc làm cho 19.517 lượt lao động, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 692.000 lượt hội viên, nông dân, xây dựng 1.130 mô hình điểm sản xuất kinh doanh giỏi,…Phối hợp với Công ty TNHH ENZYMA xây dựng 50 mô hình điểm sử dụng chế phẩm vi sinh BIOWISH…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội và phong trào nông dân trong nửa nhiệm kỳ còn một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho nông dân có nơi còn hạn chế, chưa làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận hội viên nông dân về chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số nơi nông dân còn bị lôi kéo tụ tập, tham gia khiếu kiện đông người kéo dài, vượt cấp; một số cơ sở Hội chưa chủ động, chưa quyết liệt tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền địa phương để triển khai thực hiện Đề án 01, Kết luận số 61- KL/TW của Ban Bí thư, Quyết định số 673/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới các cấp Hội Nông dân cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị cho cán bộ, hội viên, nông dân; bám sát chủ trương, Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo, phù hợp với hoạt động công tác hội; luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bội Hội kế thừa, đề xuất quy hoạch chức danh cán bộ chủ chốt, đoàn kết phát huy trí tuệ tập thể; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội và phong trào nông dân một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn… quyết tâm thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013 – 2018, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Dương Hồng Chương

Ban Tổ chức HND tỉnh