ASF là bệnh truyền nhiễm do siêu vi rút gây ra, lây lan nhanh trong đàn lợn với tỷ lệ chết lên đến 100%. Hiện trên thế giới chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu phòng, chống bệnh dịch này. Vậy nên, công tác phòng bệnh là giải pháp tốt nhất ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn thông qua hai nhóm giải pháp: Phòng từ ngoài vào qua việc kiểm soát biên giới, kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ thịt lợn và phòng tại chỗ tại các cơ sở chăn nuôi qua các biện pháp phòng dịch.
Dưới đây là một số biện pháp phòng dịch phổ biến được các chủ hộ chăn nuôi áp dụng nhằm tạo lá chắn an toàn cho đàn vật nuôi trên địa bàn.
|
Theo anh Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng phòng heo nái, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Việt Nam CP (C.P), chi nhánh Hải Dương 2, hiện C.P đã phổ biến tới toàn bộ hệ thống trang trại của Tập đoàn trên cả nước nói chung và các trang trại gia công cho công ty tại địa bàn tỉnh Bắc Giang như trại chăn nuôi Hùng An, trại Hiển, trại Nguyệt (Việt Yên); trại Nga 1 (Hiệp Hòa), trại Nga 2 (Lạng Giang)… quy trình phòng dịch chặt chẽ, tập trung vào tiêu độc khử trùng qua nhiều kênh.
|
|
Anh Nguyễn Ngọc Anh cho biết, đối với phòng dịch tại chỗ, chủ các cơ sở chăn nuôi cần lưu ý phòng dịch qua ba nhóm đối tượng: Con người, phương tiện vận chuyển và vật mang ký sinh trùng.
|
|
Các trang trại gia công cho C.P trên địa bàn thực hiện nghiêm ngặt quy trình khử trùng ba bước đối với cán bộ, kỹ sư, công nhân, khách tham quan trang trại… trước khi vào khu chăn nuôi. Quy trình bao gồm sát trùng, tắm, gội đầu, thay quần áo của trang trại và ủng trại, nhúng vào hố sát trùng trước khi ra vào trại…
|
|
Quần áo bảo hộ hàng ngày được ngâm sát trùng, giặt sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng tại nơi khô thoáng.
|
|
Các loại xe vận chuyển ra vào khu vực chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định sát trùng trước và sau khi vào trang trại. Ảnh: Xe khách được rửa và sát trùng tại trạm rửa xe bên ngoài, cách trang trại ít nhất 1km. Các trang trại được khuyến nghị sử dụng các chất sát trùng như Omnicide (Glutaraldehyde) 15%, Virkon S, Aldekol Des FF 11.2%, NaOH (xút), Vôi dùng 1/30 (pH > 11.5) hoặc Chlorine 70%.
|
|
Xe của khách đến trại được phun sát trùng lần 2 tại cổng bằng dung dịch Omicide tỷ lệ 1/100.
|
|
Xe đến vận chuyển lợn được phun sát khuẩn tại cổng ra vào và dừng nghỉ đúng thời gian theo quy định. Lái xe và nhân viên theo xe tắm sát trùng và thay bảo hộ trước khi vào trại.
|
|
Lái xe xuất trình phiếu xác nhận đã qua rửa và phun sát trùng trước khi vào trại Nga 1 (Hiệp Hòa).
|
|
Xe vận chuyển cám được phun sát trùng lần 3 trong khu khuôn viên trang trại chăn nuôi tư nhân của gia đình anh Nguyễn Minh Dũng tại xã Tiền Phong (Yên Dũng).
|
|
Hình ảnh dụng cụ và thiết bị dùng trong khâu sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi.
|
|
Thời gian này, anh Nguyễn Ngọc Anh tăng cường chăm sóc nhằm nâng cao sức đề kháng của đàn vật nuôi. Hàng ngày, công nhân làm vệ sinh kỹ tất cả các khu vực và hạn chế tối đa người, phương tiện ra vào trang trại.
|
|
Anh Nguyễn Ngọc Anh cho biết, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố rất quan trọng để phòng dịch bệnh. Đồng thời anh luôn bảo đảm hệ thống cung cấp nước uống cho lợn cùng hệ thống biogas hoạt động tốt nhằm xử lý hiệu quả chất thải cũng như tiêu diệt mầm bệnh.
|
|
Các dụng cụ cầm tay như điện thoại của chủ trang trại và công nhân phải bọc kín bằng túi plastic, sát trùng bằng cồn 70 độ trước và sau khi làm việc.
|
|
Đồng thời tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng như rắc vôi bột khu vực cổng, đường liên kết 2 lần/ tuần…
|
|
Do Virus gây bệnh tả lợn châu Phi rất khỏe, có thể tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng trong thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn, vì vậy không mang thịt lợn, thực phẩm có chứa thịt lợn vào trang trại; không sử dụng thức ăn dư thừa làm thức ăn cho lợn. Định kỳ hàng tháng dùng Superkiller và QuickBayt diệt ruồi …
|
|
Anh Nguyễn Đức Tiến, nhân viên kỹ thuật Công ty Thức ăn Chăn nuôi Greenfeed Việt Nam, hiện phụ trách các trang trại khách hàng của công ty tại huyện Hiệp Hòa và Yên Dũng cho biết, thời gian này các trang trại như An Hưng, xã Danh Thắng (Hiệp Hòa), trại Quý, trại Giáp tại xã Yên Lư (Yên Dũng) cũng duy trì rắc vôi kết hợp dọn sạch sẽ khuôn viên trang trại để loại bỏ các vật mang ký sinh và tiêu độc.
|
|
Công nhân định kỳ cắt cỏ, phát quang bụi rậm để hạn chế các loại vật mang ký sinh trong khu vực chăn nuôi.
|
Nguồn baobacgiang.com.vn