Phát hiện sớm, bao vây kịp thời ổ bệnh
05/03/2019 01:49
Sát cơ sở, đôn đốc phòng dịch Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành nông nghiệp và các cơ quan liên quan thực hiện nhiều giải pháp đồng đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh. Đồng chí yêu cầu làm rõ, tại sao dịch bệnh lại xảy ra tại 7 tỉnh, TP trong nội địa mà không phải là các địa phương tiếp giáp với nguồn bệnh từ bên ngoài? Nguyên nhân do khâu vận chuyển lợn, tiêu thụ, giết mổ… hay yếu tố nào? Để công tác phòng, chống, dập dịch hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thực hiện nghiêm Chỉ thị 04 ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP. Trong đó, quy trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT trong công tác phòng, chống, dập dịch. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; siết chặt tình trạng buôn bán, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn trái phép; xử lý nghiêm vi phạm. Các bộ, ngành liên quan phải thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương phòng, chống dịch. Được biết, đến hết ngày 04-3-2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam và Hải Dương).
Hỗ trợ ít nhất bằng 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt; tăng gấp 1,5 đến 1,8 lần đối với lợn nái và lợn đực giống buộc phải tiêu hủy. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng các giải pháp về kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí để tổ chức triển khai phòng, chống bệnh DTLCP và các bệnh dịch động vật khác…”
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
|
Trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ lan rộng sang địa bàn Bắc Giang và căn cứ chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh; chỉ đạo ngành nông nghiệp, các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. UBND tỉnh cũng ban hành Phương án chi tiết phòng, chống bệnh DTLCP năm 2019. Ông Lê Văn Dương, Chi cục phó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập 3 đoàn kiểm tra thị sát tình hình, hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch. Đến nay các đoàn đã kiểm tra 8/10 huyện, TP, đặc biệt chú trọng kiểm tra tại các huyện trọng điểm chăn nuôi lợn của tỉnh như Hiệp Hòa, Tân Yên và Lạng Giang. Cùng đó, ngành nông nghiệp, các địa phương đã huy động toàn bộ cán bộ nhân viên làm công tác thú y cơ sở (đang chờ phân công nhiệm vụ mới) vào cuộc. Qua kiểm tra, chưa phát hiện địa phương nào có lợn mắc bệnh DTLCP.
Đàn lợn của gia đình ông Dương Văn Được (bên trái), thôn Lãn Tranh 3, xã Liên Chung (Tân Yên) luôn được chăm sóc tốt. |
Ông Dương Ngô Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tân Yên thông tin, huyện cấp phát 2.300 lít hóa chất khử trùng cho 24 xã, thị trấn; chuẩn bị 1.500 lít hóa chất, 240 bộ quần áo, khẩu trang, găng tay, ủng; 4 máy phun hóa chất sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu. Các xã, thị trấn chủ động kinh phí mua 37 tấn vôi bột để thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng. “Hiện nay các trang trại chăn nuôi vẫn tiếp tục tái đàn, con giống đưa vào nuôi được kiểm soát chặt chẽ”- ông Mạnh cho biết thêm. Không giấu dịch
Cán bộ thú y xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa) hướng dẫn người dân thôn Bình Dương tiêu độc, khử trùng chuồng trại. |
Bắc Giang là tỉnh đứng thứ 3 cả nước về số lượng đàn lợn với gần 1,2 triệu con, có QL 1 kết nối với biên giới phía Bắc và các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hà nội – nơi đang có dịch nên nguy cơ lây lan rất cao. Xác định việc phòng chống dịch là hết sức cấp bách và cần thiết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái yêu cầu các địa phương giáp ranh như Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang quán triệt đầy đủ, triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư và phương án phòng, chống dịch của UBND tỉnh. Đây là kịch bản chi tiết cụ thể khi chưa có dịch và lúc có dịch. “Về quan điểm, cần bình tĩnh, chủ động ứng phó với phương châm phòng dịch là chính. Phát hiện dịch sớm, kịp thời xử lý không để dịch lây lan, tuyệt đối không giấu dịch. Không chủ quan nhưng cũng không quá lo lắng và không lúng túng trong xử lý”- đồng chí Dương Văn Thái nhấn mạnh.
Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra công tác phòng, chống bệnh DTLCP tại một hộ chăn nuôi ở thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa). |
Đồng chí Dương Văn Thái yêu cầu UBND các huyện, TP cần kiện toàn lại BCĐ phòng, chống dịch động vật cấp huyện, triển khai đồng bộ các biện pháp và chủ động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huy động toàn bộ đội ngũ thú y xã vào cuộc và tập huấn cho lực lượng này các biện pháp cần thiết; tuyên truyền để các hộ chăn nuôi hiểu rõ biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là nhận biết bệnh lý DTLCP. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính chuẩn bị kinh phí, hướng dẫn quy trình hỗ trợ trên tinh thần công khai minh bạch. Linh hoạt, nhanh gọn, kịp thời, tránh thiệt hại cho người chăn nuôi và không gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước.
Nguồn baobacgiang.com.vn