Sản xuất – xuất khẩu nông sản chủ chốt của Việt Nam
15/07/2010 01:58
Số liệu thực tế ** Số liệu chính thức *** Số liệu đánh giá của thương nhân (Nguồn: Tổng cục Thống kê, các Bộ, thương nhân) ĐVT: Sản lượng: tấn; Diện tích: ha 1/ Gạo
**2010 | *2009 | |
Sản lượng lúa | 39 triệu tấn | 38,89 triệu tấn |
Vụ đông xuân | 19,19 triệu tấn | 18,69 triệu tấn |
Vụ hè thu | n/a | 11,18 triệu tấn |
Vụ thứ ba | n/a | 9,02 triệu tấn |
Diện tích trồng lúa | 7,44 triệu ha | 7,44 triệu ha |
Lúa tiêu thụ, dự trữ | 28 triệu tấn | 28 triệu tấn |
Mục tiêu xuất khẩu (gạo lứt) | 5,5-6,1 triệu tấn | 5,95 triệu tấn |
Tồn kho cuối năm | 1,1-1,75 triệu tấn | 1,45 triệu tấn |
** T1-T6 | *T1-T6 | |
Lượng xuất khẩu | 3,541 triệu tấn | 3,725 triệu tấn |
Trị giá xuất khẩu | 1,76 tỷ USD | 1,75 tỷ USD |
Giá FOB / tấn ở cảng Sài Gòn | ||
Gạo 5% tấm | ***345-500 USD | *** 380-480 USD |
Gạo 25% tấm | ***305-470 USD | *** 320-410 USD |
n/a: không có số liệu Thời tiết/ Sản xuất: Nông dân Miền Nam đang bắt đầu thu hoạch một phần lúa vụ hè thu. Riêng đồng bằng Sông Cửu long được dự kiến sản xuất 8 triệu tấn lúa. Cuối tháng 8 là đỉnh điểm thu hoạch ở Đồng bằng Sông Cửu long sản 54% sản lượng lúa của Việt Nam, nhưng cung cấp 90% ngũ cốc xuất khẩu. Việt Nam giữ lại 20% lúa để dự trữ. Nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới mất tới 13% sản lượng gạo sau thu hoạch. Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết doanh số năm 2009 lên tới 15% giao dịch gạo trên toàn cầu. 2/ Cà phê
Niên vụ | 2009/2010 | 2008/2009 | 2007/2008 |
Diện tích trồng | ***537.000 | *530.900 | *506.400 |
Sản lượng (triệu bao) | |||
USDA | 17,5 | 18 | 18,33 |
Fortis Bank | 18,9 | ||
Reuters poll | 18 | 19,5 | 18 |
ICO | 18 | 18,5 | 16,47 |
Vicofa | 16,7 | 20 | 17,5-18,0 |
Tiêu thụ nội địa (triệu bao) | |||
ICO | 1,21 | 1,02 | 0,94 |
Niên vụ | **T10/09-T6/10 | *T10/08-T6/09 |
Số lượng xuất khẩu | 935.800 | 965.800 |
Năm | T1-T6 | T1-T6 |
Số lượng xuất khẩu | 654.200 | 741.700 |
Trị giá xuất khẩu | 913 triệu USD | 1,1 tỷ USD |
Giá FOB mỗi tấn ở cảng Sài Gòn | ||
5% đen, vỡ | ***1.200-1.630 USD | ***1.245-1.540 USD |
Thời tiết/ vụ thu hoạch: Đang bước vào mùa mưa ở vành đai cà phê Tây Nguyên. Vụ thu hoạch tiếp theo sẽ bắt đầu cuối tháng 10. USDA cho biết sản lượng cà phê niên vụ 2010/2011 của Việt Nam có thể tăng 6,9% lên 18,7 triệu bao, cao hơn dự báo của Fortis Bank Nederland là 18,4 triệu bao trong đó 18 triệu là cà phê robusta và 0,4 triệu bao là cà phê arabica. Theo báo cáo vủa USDA năm ngoái, Việt Nam có thể sản xuất 0,45 triệu bao cà phê arabica trong niên vụ hiện tại 2009/2010, giảm từ 0,47 triệu bao trong niên vụ 2008/2009. Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam nhắm đến sản lượng ổn định khoảng 1 triệu tấn/năm từ 500 nghìn ha (1,24 triệu mẫu Anh). Nó có kế hoạch mở rộng cà phê catimor, một dạng của arabica, lên 50 đến 70 nghìn ha năm nay. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Brazil, với sản lượng niên vụ 2008/2009 chiếm 14,4% toàn thế giới. Việt Nam có 146 công ty xuất khẩu cà phê, Vinacafe, Intimex và Thái Hòa là những công ty lớn nhất. 3/ Cao su
**2010 | *2009 | |
Diện tích trồng | 715.000 ha | 674.200 ha |
Sản lượng mủ khô | 770.000 tấn | 723.700 tấn |
Cao su nhập khẩu | 130.000 tấn | 144.200 tấn |
Mục tiêu xuất khẩu | 750.000 tấn | 726.000 tấn |
Tiêu thụ nội địa | 140.000 tấn | 120.000 tấn |
**T1-T6 | *T1-T6 | |
Sản lượng xuất khẩu | 237.000 tấn | 252.500 tấn |
Trị giá xuất khẩu | 651,6 triệu USD | 359,4 triệu USD |
Thu hoạch mủ cao su trở lại vào tháng 4 sau khi bị tạm ngừng trong tháng 2 để cây khỏe lại. Đỉnh điểm của vụ trong tháng 10. Hơn 500 nhà xuất khẩu cao su vận chuyển 80% sản lượng, cộng thêm cao su mua từ Thái Lan, Cambodia và Indonesia. Đứng đầu nhà xuất khẩu là tổng công ty cao su Việt Nam (Geruco) sản xuất khoảng 44% tổng sản lượng toàn quốc. Gần 70% sản lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính gồm Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước EU. Việt Nam, nước xuất khẩu cao su thứ tư thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia, cũng đã trồng cao su ở các nước láng giềng Lào và Cambodia. 4/ Tiêu đen
**2010 | *2009 | |
Diện tích trồng | 50.500 ha | 50.500 ha |
Sản lương | 100.000 tấn | 105.600 tấn |
Mục tiêu xuất khẩu | 100.000 tấn | 136.500 tấn |
**T1-T6 | *T1-T6 | |
Lượng xuất khẩu | 74.500 tấn | 68.400 tấn |
Trị giá xuất khẩu | 233,5 triệu USD | 159,1 triệu USD |
Vụ mùa bốn tháng kết thúc vào tháng 5. Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu tiêu đen, với doanh số năm 2009 chiếm một nửa giao dịch trên thế giới. Việt Nam cũng mua gia vị của Cambodia để tái xuất. Tiêu trắng chiếm gần 15% lượng xuất của Việt Nam năm ngoái. Khoảng 43 nghìn ha đất gieo trồng để trồng tiêu. Ba tỉnh phía nam và 3 tỉnh Tây Nguyên sản xuất khoảng 97,8% sản lượng toàn quốc. Các quốc gia Châu Á là thị trường dẫn đầu về mua tiêu của Việt Nam tiếp theo là các nước Châu Âu và Châu Phi. 5/ Hạt điều
**2010 | *2009 | |
Diện tích trồng | 400.000 ha | 421.000 ha |
Sản lượng (thô) | 300.000 tấn | 293.500 tấn |
Mục tiêu xuất khẩu | 180.000 tấn | 177.200 tấn |
**T1-T6 | *T1-T6 | |
Lượng xuất khẩu | 81.500 tấn | 75.400 tấn |
Trị giá xuất khẩu | 427 triệu USD | 336,9 triệu USD |
Vụ thu hoạch 5 tháng đã kết thúc tháng trước. Việt Nam có 450.000 ha điều, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam nơi năng suất trung bình 1,06 tấn/ ha. Quan chức ngành công nghiệp nói rằng năm 2010, nhập khẩu điều thô của Việt Nam không đổi khoảng 250.000 tấn. 245 nhà sản xuất điều của Việt Nam thường phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và chất lượng không ổn định do sản lượng nội địa chỉ có thể đáp ứng được 75% công suất chế biến của các nhà máy. Họ phải mua các loại hạt thô từ Indonesia, Nigeria và Ghana năm ngoái. Việt Nam, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều, bán 30% sản lượng cho thị trường Hoa Kỳ, và 20% cho Trung Quốc. Những thị trường nhập khẩu khác như Nhật Bản, Malaysia, Philippine, Singapore, Netherland, Italy, Nga và vùng Trung Đông. 6/ Chè
**2010 | *2009 | |
Diện tích trồng | 128.100 ha | 128.100 ha |
Sản lượng (chưa xử lý) | 798.800 tấn | |
Sản lượng (đã xử lý) | 159.000 tấn | |
Xuất khẩu | 117.000 tấn | |
**T1-T6 | *T1-T6 | |
Lượng xuất khẩu | 55.800 tấn | 52.700 tấn |
Trị giá xuất khẩu | 78,4 triệu USD | 65,5 triệu USD |
Chè đen chiếm khoảng gần 80% xuất khẩu của Việt Nam. Đài Loan đứng đầu các nước về nhập khẩu chè chiếm 17% doanh số chè của Việt Nam, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore. Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới.
Theo Vinanet