Sáng kiến giúp tăng giá trị quả vải

Lượt xem: 158

Máy được đưa vào sử dụng hiệu quả đã góp phần quan trọng giúp cho chủ lò sấy giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá thành sản phẩm, đồng thời hỗ trợ nông dân tiêu thụ vải thiều.

Anh Nguyễn Xuân Tình và chiếc máy sàng đa năng

Chất lượng quả vải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng tiêu thụ, do độ khô đồng đều. Giup nhà chế biến có thể cất trữ lâu trong kho, bán được giá cao. Giảm thiểu nhân công lao động, rút ngắn thời gian sấy của từng lô hàng, giảm nhiên liệu (than đốt lò). Rút ngắn thời gian đóng gói, ra lò, nhân công nhặt bỏ quả đập vỡ…

Nhờ trực tiếp tham gia sấy vải và tiêu thụ quả vải, anh Tình nhận thấy, thời gian thu hoạch quả vải thiều chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 2 tháng nên áp lực tiêu thụ rất lớn.

Để khắc phục những hạn chế trên, từ vụ thu hoạch vải năm 2004, Nguyễn Xuân Tình đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo máy sàng đa năng phân loại quả vải. Trải qua bao khó khăn, cuối cùng máy máy sàng đa năng phân loại vải đã thành công và được nhiều người ứng dụng hiệu quả.

Máy gồm có ba phần: Phần 1 là khung máy; phần 2 gồm là 3 chiếc sàng có kích cỡ mắt sàng của mỗi chiếc khác nhau, cùng một phễu đổ vải thiều vào và ba phễu hứng sản phẩm ra; phần 3 hệ thống chuyển động gồm một động cơ điện 1,5 KW gắn với trục chuyển động cứng có khớp nối mền. Nguyên tắc hoạt động của máy dựa trên nguyên tắc rung và lắc (như người sàng sẩy), khi cắm động cơ điện vào 3 sàng vừa rung vừa lắc. Theo đó, một sản phẩm vải thiều đưa vào phễu đầu vào sẽ cho ra 4 loại sản phẩm: thứ nhất quả vải to tròn đều loại 1, thứ 2 quả nhỏ hơn loại 2, thứ 3 là cỡ quả nhỏ nhất; còn phần loại ra thứ 4 là phế phẩm gồm cuống quả vải, lá vải và những quả vỡ.

Sản phẩm vải thiều đưa vào máy sàng đa năng phân loại vải là quả vải đã được sấy sơ bộ. Ba sản phẩm vải thiều được phân loại ở đầu ra của máy sàng được hứng vào các bao lưới, sau đó tiếp tục đưa lên sấy khô hoàn toàn. Việc sử dụng bao lưới trong sấy vải thiều khô cũng là sáng chế quan trọng của anh Tình nhằm bảo đảm cho quá trình sấy nhanh, chất lượng cùi quả vải khô đồng đều, đỡ nhiều công đảo vải trên lò sấy cũng như công đóng sản phẩm vào bao bì, hạn chế tối ưu vải thiều bị cháy và dập vỡ ở công đoạn sấy vải khô hoàn toàn.

Anh Tình cho biết về tiện ích của máy, trung bình mỗi một lượng vải sấy khoảng 2 tấn khô nếu chỉ mua cùng giá, bán cùng giá thì dùng hàng sấy đem lại lợi nhuận hơn khoảng 3,5 triệu đồng.

Mỗi hộ sấy lượng vải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ở những lò có công suất trung bình mỗi vụ có thể dôi ra ít nhất từ 120 triệu đến 150 triệu đồng so với không dùng máy, chưa tính sản phẩm làm ra bán được giá cao hơn 10 đến 25% giá trị.

Chỉ cần 70% đến 80% số hộ làm nghề sấy vải ở Bắc Giang sử dụng loại sàng phân loại vải đa năng này mỗi năm có thể tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng cho nhân dân.

Đến nay đã có hơn 30 bà con được chuyển giao công nghệ . Máy có thể ứng dụng cho tất cả các vùng nhân dân có quả vải chất lượng kém phải sấy khô để bán. Ngoài việc sử dụng hỗ trợ sấy vải máy có thể sử dụng trong sàng phân loại, thảo quả sấy và một số hạt khác bằng cách thay đổi mắt sàng phù hợp.

HNDVN