Sản lượng lúa thế giới bị ảnh hưởng bởi CO2 tăng cao

Lượt xem: 105

Theo ông E. Knipling, người đứng đầu ARS thì đây là nghiên cứu đầu tiên kiểu này về tác động của môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu đến năng suất của cây trồng. Các loại lúa hoang, thường gọi là lúa đỏ (red rice) rất gần giũ với lúa đã thuần chủng nhưng lại khó quản lý trong việc canh tác và qua thí nghiệm trong môi trường có hàm lượng CO2 trong không khí cao cho thấy các giống lúa này đã trao đổi với nhau về vật liệu di truyền. Các buồng thử nghiệm trồng hai giống lúa trên được điều chỉnh hàm lượng CO2 ở mức 300, 400 và 600 ppm (phần triệu), tương đương với mức CO2 có trong tự nhiên cuối thế kỷ 19, hiện nay và dự kiến vào cuối thế kỷ 21. Kết quả, nếu nồng độ CO2 ở mức 400 đến 600 ppm thì chồi rễ lúa sẽ xuất hiện nhiều, lộ thiên, số lượng bông và kích thước bông dài hơn so với môi trường có hàm lượng CO2 là 300ppm. Theo các nhà khoa học, thì sự thay đổi về chiều cao được xem là yếu tố quan trọng về sự chia sẻ gen của lúa hoang với lúa thuần chủng và đây là đặc tính khá phổ biến của lúa lai. Số lượng bông lúa hoang trồng trong môi trường CO2 600ppm cao gấp đôi so với CO2 300ppm, còn lúa thuần chủng cũng tăng nhưng không bằng lúa hoang. Nếu hàm lượng CO2 càng cao thì lúa trổ nhiều bông và sớm hơn tới 8 ngày so với mức trung bình, điều này lại càng khẳng định sự “giao thoa” về phấn hoa của hai giống lúa. Ngoài nghiên cứu về hai giống lúa này, các nhà khoa học ở ARS còn tiến hành phân tích các thế hệ con cái cả hai giống lúa nói trên, phát hiện thấy giống lúa thuần chủng cũng đưa một lượng rất nhỏ vật liệu di truyền sang cho giống lúa hoang, nhất là trong môi trường có hàm lượng CO2 cao. Tổng thể, lúa hoang truyền vật liệu sang cho lúa thuần chủng ở mức từ 0,22% ( hàm lượng CO2 là 300ppm) đến 0,71% (nếu hàm lượng CO là 600ppm). Sự truyền vật liệu gen này làm cho lúa thuần chủng có chiều hướng quay trở về “nguồn” mang theo những đặc tính di truyền không mong muốn và hậu quả là giảm năng suất.

KHẮC NAM

Theo CSND