5 điểm nóng có thể khơi mào chiến tranh thế giới thứ 3

Lượt xem: 115

Tạp chí National Interestdẫn nhận định của ông Robert Farley, chuyên gia về quốc phòng an ninh quốc gia của Mỹ, cho rằng trong năm 2018, thế giới có nguy cơ đối mặt với một cuộc xung đột lớn bùng phát từ 5 cuộc khủng hoảng được coi là “nóng” nhất hiện nay.

Triều Tiên

 Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Reuters)

Triều Tiên được cho là cuộc khủng hoảng chính sách nghiêm trọng nhất hiện nay mà thế giới đang phải đối mặt. Việc Triều Tiên phát triển thành công tên lửa đạn đạo cùng với việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump còn hạn chế về kinh nghiệm ngoại giao khiến tình hình càng trở nên nguy hiểm hơn.

Trong khi Triều Tiên dường như không có dấu hiệu nhượng bộ trước sức ép của Mỹ, giới chức trong chính quyền của Tổng thống Trump nhiều lần đưa ra những tuyên bố chính sách mâu thuẫn về Triều Tiên.

Trong bối cảnh hai bên đưa ra những lời đe dọa hủy diệt lẫn nhau, các chuyên gia cảnh báo tình hình hiện tại có thể dẫn đến những tính toán sai lầm và nguy cơ xung đột quân sự khó tránh khỏi và kéo theo sự can dự của các nước trong khu vực.

Đài Loan

 Đài Loan tỏ ra lo ngại về các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Getty)

Đài Loan tỏ ra lo ngại về các cuộc tập trận quân sự gần đây của Trung Quốc. (Ảnh minh họa: Getty)

Căng thẳng giữa Trung Quốc – Đài Loan có xu hướng leo thang gần đây sau khi Tổng thống Donald Trump ngày 12/12 ký dự luật có tên gọi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2018, trong đó cho phép các tàu hải quân Mỹ và Đài Loan tổ chức các chuyến thăm viếng lẫn nhau cũng như diễn tập chung.

Trung Quốc đã trao công hàm phản đối động thái này của Washington. Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc Li Kexin hồi tuần trước cảnh báo Bắc Kinh sẽ dùng đến sức mạnh quân sự nếu Mỹ điều tàu hải quân đến Đài Loan.

Trong khi đó, Đài Loan ngày càng tỏ ra quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc, bao gồm các cuộc tập trận không quân của quân đội Trung Quốc xung quanh hòn đảo này trong những tháng gần đây.

Ukraine

 Căng thẳng ở miền đông Ukraine không có dấu hiệu lắng xuống. (Ảnh: Getty)

Căng thẳng ở miền đông Ukraine không có dấu hiệu lắng xuống. (Ảnh: Getty)

Căng thẳng ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi chiến sự ở miền đông nước này giữa các nhóm vũ trang chưa ngừng lại. Trong khi đó, tại Kiev, hàng loạt cuộc biểu tình, tuần hành và những lùm xùm xung quanh cựu Tổng thống George Mikheil Saakashvili làm dấy lên hoài nghi về sự ổn định của chính phủ Ukraine.

Một cuộc xung đột có thể xảy ra theo nhiều cách. Chính phủ Ukraine có thể sụp đổ, về lý thuyết điều này có lợi cho Nga, nhưng có thể kéo theo bạo lực bất ổn. Chính quyền sụp đổ cũng có thể tạo cơ hội cho những người cứng rắn cánh hữu lên nắm quyền và khiến khủng hoảng ở miền đông tồi tệ hơn.

Sườn nam NATO

 Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng trong khu vực. (Ảnh minh họa: EPA)

Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng trong khu vực. (Ảnh minh họa: EPA)

Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu sụp đổ trong một năm qua. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không còn mặn mà với EU và Mỹ, có thể kéo theo một sự chuyển biến lớn về cán cân quyền lực trong khu vực.

Thổ Nhĩ Kỳ được coi là một quốc gia có vai trò quan trọng và định hướng của họ ảnh hưởng đến kết quả của xung đột ở Syria, Iraq, Iran, vùng Balkans và vùng Caucasus.

Diễn biến này có thể ảnh hưởng đến cách các quốc gia Nam Âu suy nghĩ về cam kết của họ đối với NATO. Tính không thể đoán trước này có thể gây ra cho Moscow hoặc Washington để tính toán sức mạnh của chính họ. Tính không thể đoán trước này có thể kéo theo tính toán sai lầm của Mỹ và Nga.

Vùng Vịnh

 (Ảnh minh họa: Arab News)

(Ảnh minh họa: Arab News)

Căng thẳng ở Trung Đông gần như luôn được coi là mầm mống của các xung đột quyền lực quy mô lớn. Khi nội chiến Syria lắng xuống cũng là lúc sự chú ý chuyển sang căng thẳng giữa Ả rập Xê út và Iran.

Ả rập Xê út dường như có “ngón tay kích hoạt chọc ngáy”, và dường như nó muốn tìm kiếm bàn tay của Tehran sau mỗi thất bại. Về phần mình, Iran tiếp tục mở rộng ảnh hưởng ở Iraq, Syria và nhiều nơi khác.

Về phần mình, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cơ bản chấp nhận chiến thắng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, mặt khác tìm cách ngăn chặn Iran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Liệu Ả rập Xê út và Iran có xảy ra chiến tranh? Chiến tranh đã nổ ra ở Vịnh trước đây song không nhấn chìm phần còn lại của thế giới, nhưng Ả rập Xê út đã chứng tỏ rõ ràng sẵn sàng xây dựng một liên minh ngoại giao và quân sự chống lại Iran, có lẽ bao gồm cả Israel. Với việc Nga tái khẳng định vị trí của mình trong khu vực, một cuộc xung đột quyền lực là rất có dễ xảy ra.

Theo dantri.com.vn