Giá nông sản đồng loạt giảm mạnh

Lượt xem: 172

Nguồn cung dư vẫn nhập thịt Vào tháng 6 – 7 năm ngoái, nguồn cung trong nước thiếu hụt dẫn đến giá thực phẩm tăng đột biến. Có thời điểm giá lợn hơi tăng lên mức 68.000-70.000 đồng/kg; giá gà lên tới 50.000 đồng/kg. Lúc đó Bộ NNPTNT đã đưa ra nhiều giải pháp để “hạ nhiệt” cơn “sốt” giá, một trong những giải pháp cấp bách là nhập thực phẩm nhằm tăng nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, sau cơn “sốt giá” đó, thực phẩm vẫn tiếp tục được nhập mạnh về VN. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến nay, chúng ta đã nhập 41.300 tấn thịt. Trong đó đùi và cánh gà là 38.900 tấn (chiếm 94,1%), còn lại là thịt lợn. Ngoài ra còn lượng thịt nhập qua đường tiểu ngạch, nhập lậu, chủ yếu là gà loại của Trung Quốc. Một nghịch lý là thời điểm này, giá các loại thịt trong nước thấp hơn giá thịt nhập khẩu (so với 3 tháng đầu năm giá thịt nhập khẩu rẻ hơn giá trong nước), nhưng chúng ta vẫn tiếp tục cho nhập. Lý giải điều này, ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết: “Chúng ta nhập thịt nhiều vào 3 tháng đầu năm để phục vụ nhu cầu tết, còn tháng 4, 5 và 6 lượng thịt nhập về ít hơn vì về cơ bản trong nước đã đáp ứng được nhu cầu”. Ông Nguyễn Khắc Thảo- Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Chăn nuôi Dabaco cho biết: “Thực phẩm nội khó có thể cạnh tranh với thực phẩm ngoại, nhất là cạnh tranh về giá”. Theo phân tích của ông Thảo, hiện nay giá thức ăn nhập ngoại vẫn ở mức cao, sức mua giảm, “đầu ra” chậm thì cần phải có chính sách “kích cầu” sớm, trong đó phải tạm dừng nhập khẩu thực phẩm để cân đối nguồn cung trong nước, giảm gánh nặng tồn, ế cho người chăn nuôi. Mặt hàng nào cũng giảm giá Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trang Quang Thành – Giám đốc Sở NNPTNT Đăk Lăk cho biết: “Hiện nhiều mặt hàng nông sản trên địa bàn như cà phê, cao su, gạo… đều giảm giá, giảm mạnh nhất là mặt hàng sắn. Giá sắn đã giảm chỉ còn 1.000 đồng/kg trong khi vào cùng thời điểm này năm ngoái là hơn 2.000 đồng/kg”. Theo ông Thành, mặc dù Sở đã có khuyến cáo nhưng người dân vẫn trồng nhiều sắn khiến cho diện tích tăng mạnh, trong khi các nhà máy sản xuất không tiêu thụ hết, thị trường Trung Quốc cũng giảm tiêu thụ mặt hàng này, dẫn tới giá rớt thê thảm. Ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) cho biết: “Tất cả các hộ chăn nuôi trong HTX đều đang trong cảnh lao đao. Hàng chục hộ đã phải chịu thua lỗ tổng cộng hàng tỷ đồng. Có trường hợp như trang trại gà đẻ Lâm Hoài thời điểm này đã lỗ hơn 10 tỷ đồng”. Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, tại thời điểm này, giá lợn siêu nạc xuất ra thị trường chỉ 42.000- 43.000 đồng/kg, gà 21.000- 22.000 đồng/kg. Tính ra mỗi kg lợn hơi lỗ 10.000 đồng, gà 8.000 đồng. Hữu Thông Cùng chung nhận định, ông Nguyễn Hữu Rong – Giám đốc Sở NNPTNT Thái Bình cho biết: “Thái Lan và Ấn Độ được mùa đã đẩy mạnh xuất khẩu khiến cho giá gạo trong nước cũng giảm mạnh. Nhiều loại lúa giảm xuống mức 5.000 đồng/kg, trong khi giá lúa năm 2011 cao hơn 3.000 – 4.000 đồng/kg”. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ NNPTNT, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước. Dù giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản tăng, nhưng hầu hết 7 mặt hàng nông sản chính đều giảm, chỉ duy nhất mặt hàng hạt tiêu tăng (giá tiêu xuất khẩu bình quân 5 tháng đạt 6.811 USD/tấn, tăng 28,9% so với năm trước). Cụ thể, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm, giá xuất khẩu bình quân chung 5 tháng đầu năm đạt 464 USD/tấn, giảm 5,7% so với năm 2011. Giá mặt hàng cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng cũng chỉ đạt 2.090 USD/tấn, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 94 USD/tấn. Giá cao su đã giảm 30,5% so với cùng kỳ năm ngoái…

(Theo Dân Việt)