Đây chính là thời điểm rất tốt để Việt Nam “hóa rồng”
18/06/2020 02:09
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu kết luận phiên thảo luận về KT-XH và ngân sách nhà nước.
Kiên cường vượt qua những khó khăn, thách thức
Phát biểu kết luận phiên thảo luận về tình hình KT-XH, ngân sách nhà nước của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách và báo cáo của Kiểm toán Nhà nước.
Không khí thảo luận, tranh luận rất sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm và mang tính xây dựng. Nội dung, ý kiến rất phong phú, đa dạng, sâu sắc và bao quát mọi lĩnh vực, vấn đề, vụ việc được cử tri và nhân dân quan tâm, đặc biệt là những ảnh hưởng to lớn của đại dịch COVID-19 đến mọi mặt của đời sống KT-XH nước ta.
Về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2019, Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, các đại biểu đều đánh giá, năm 2019 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng là năm thành công khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, mục tiêu đã đề ra; các chỉ tiêu đánh giá bổ sung đều cao hơn số đã báo cáo Quốc hội, nhất là về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước.
Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tinh giản biên chế, phòng chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả tích cực. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, lao động, việc làm… có những chuyển biến tích cực. Đời sống, kinh tế, văn hóa, tinh thần của nhân dân, an sinh xã hội tiếp tục được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng đồng tình với đánh giá của Chính phủ về các tồn tại, hạn chế và phân tích sâu sắc thêm, đồng thời mong muốn Chính phủ có những giải pháp tích cực để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian tới, như vấn đề: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chất lượng, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư công còn chậm. Một số vấn đề về xã hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, an ninh trật tự cần được tăng cường hơn nữa. Các đại biểu đề nghị phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Về kết quả thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm nay, ngay từ đầu năm, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới và vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng kinh tế – tài chính giai đoạn 2008 – 2009, thậm chí còn nặng nề hơn cuộc Đại suy thoái 1929 – 1930.
6 tháng qua, cả nước đã căng mình ra chống dịch. Đồng thời do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng do gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại dẫn đến đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô…; GDP quý I.2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh đến đời sống nhân dân.
“Mặc dù khó khăn, thử thách diễn ra rất lớn, phức tạp, rất nhanh và chưa từng thấy, song, đất nước ta bước đầu đã vượt qua những khó khăn, thách thức đó một cách vững vàng, kiên cường và hiệu quả”. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nêu rõ, Quốc hội ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao công tác phòng chống đại dịch, giữ ổn định kinh tế – xã hội như thời gian vừa qua.
Khẳng định vị thế đất nước và tính ưu việt của chế độ
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, kết quả đạt được là do sự đồng tình, hưởng ứng, chấp hành nghiêm túc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trước lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, sự lãnh đạo kịp thời, chủ động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt, hành động kịp thời của Chính phủ và chính quyền các cấp.
Nhiều sự hy sinh thầm lặng, vượt khó của đội ngũ cán bộ y tế, quân đội, công an, nhà báo, các tập thể, cá nhân, nhất là trên tuyến đầu chống dịch, được trân trọng và vinh danh.
Đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tỷ lệ người mắc bệnh trên quy mô dân số rất thấp, chưa có trường hợp tử vong do dịch bệnh.
Đồng thời, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch (như Chính phủ đã khẩn trương báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi ban hành gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng, trong đó hỗ trợ trực tiếp từ NSNN khoảng 36 nghìn tỷ đồng).
Nhờ đó, các hoạt động kinh tế – xã hội đang được khôi phục; tình hình kinh tế – xã hội đang có xu hướng chuyển biến tích cực; nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ, được cộng đồng quốc tế hoan nghênh, đánh giá cao, nâng cao vai trò, khẳng định vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, càng khẳng định tính ưu việt của chế độ ta.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội: Đây là bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản trị quốc gia trước những khó khăn, thách thức, sự yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới tư duy về phát triển kinh tế và việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới.
Thống nhất với đánh giá của Chính phủ
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, các đại biểu cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2020 của Chính phủ và cho rằng, năm 2020 là năm cuối của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020, diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt vừa thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời nhanh chóng khởi động, phục hội lại nền kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội.
Một số ý kiến đại biểu đề nghị tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ, đảm bảo khả thi, đúng đối tượng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình làm trái, trục lợi chính sách.
Một số ý kiến quan tâm đến việc thay đổi kế hoạch dạy học, khung thời gian năm học, việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng; việc thu học phí, phụ phí trong thời gian học sinh nghỉ dịch, học trực tuyến; vấn đề biên soạn sách giáo khoa; phát triển nguồn nhân lực và việc làm của học sinh, sinh viên mới ra trường.
Các đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các dân tộc, công tác xóa đói, giảm nghèo và ở vùng sâu, vùng xa, nhất là khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ.
Có ý kiến đề nghị cần có các giải pháp để phấn đấu hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho giai đoạn tiếp theo.
Nhiều đại biểu quan tâm về vấn đề phát triển nông nghiệp, cơ cấu lại ngành chăn nuôi, tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn, khoanh nuôi, bảo vệ, phát triển rừng, kiến nghị tăng mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho phù hợp với tình hình thực tế. Các ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục có các giải pháp đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong ngắn hạn và sớm có kế hoạch bài bản, dài hạn tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn như đã báo cáo trước Quốc hội.
Nhiều ý kiến quan tâm, phân tích sâu sắc về vấn đề an ninh nguồn nước, tình hình biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp đã gây ra hạn hán, sạt lở, lũ quét, mưa đá, dông lốc ở nhiều tỉnh, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thiếu nước ngọt đã làm ảnh hưởng lớn tới trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân. Về vấn đề này, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần tập trung để đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi hỗ trợ phát triển bền vững, toàn diện và mang tính lâu dài.
Một số ý kiến quan tâm đến các vấn đề quản lý, điều tiết điện lực, việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, nhất là cần quy hoạch phát triển năng lượng mới, tái tạo; vấn đề xuất khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, trong đó có vấn đề xuất khẩu gạo.
Khai thác tối đa thị trường trong nước, phòng ngừa, ứng phó bất ổn từ bên ngoài
Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, nhiều ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với phương hướng và các giải pháp điều hành của Chính phủ trong những tháng cuối năm 2020 và cho rằng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, về sinh kế, về việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế.
Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, tận dụng thời cơ, có các giải pháp phù hợp với tình hình và xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế; khắc phục, tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Một số ý kiến đề nghị đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp phục hồi, phát triển ngành du lịch nhằm khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống và sự ổn định xã hội sau đại dịch.
Phất đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu KT-XH
Về các kiến nghị, giải pháp cụ thể của Chính phủ, nhiều đại biểu thống nhất với đề nghị của Chính phủ và kiến nghị đưa các nội dung sau vào Nghị quyết chung của kỳ họp:
Một là, chưa điều chỉnh các chỉ tiêu KT-XH, NSNN năm 2020 theo các Nghị quyết của Quốc hội, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.
Hai là, Chính phủ cần chủ động điều hành trên nguyên tắc của Luật Ngân sách nhà nước, giảm thu đồng thời với giảm chi tương ứng. Trước hết, phải tăng cường tiết kiệm chi, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, đi công tác trong và ngoài nước, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.
Đối với các khoản chi cần thiết nhưng thiếu nguồn thì sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác.
Trường hợp sau khi sử dụng tất cả các nguồn trên mà còn khó khăn thì đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ Mười, Quốc hội Khóa XIV.
Ba là, cho phép kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 – 2020 sang năm 2021 và lùi thời gian ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước (gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư công) để áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở
Bốn là, chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công từ ngày 1/7/2020 nhằm chia sẻ những khó khăn chung của người dân và doanh nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công.
Đối với các kiến nghị như: Về dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông; về chương trình mục tiêu đầu tư vùng dân tộc thiểu số và miền núi; về ưu đãi thuế để thu hút đầu tư; về nội dung liên quan đến Luật xây dựng đã được Quốc hội xem xét, quyết định ngay tại Kỳ họp này khi thông qua các luật và nghị quyết.
Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đề nghị Chính phủ khẩn trương báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm đúng quy định pháp luật, kịp thời tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Một số ý kiến đề nghị xử lý nghiêm, kịp thời các vấn đề gây bức xúc trong xã hội, giữ trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân. Có ý kiến đề nghị, công tác phòng chống tham nhũng cần tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm cao hơn, quyết liệt và hiệu quả hơn.
Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính
Về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Chính phủ trình đã đảm bảo các yêu cầu, điều kiện để Quốc hội phê chuẩn; các đại biểu đều đánh giá cao và thống nhất với kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2018 của Kiểm toán Nhà nước cũng như nhiều vấn đề được nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách.
Các đại biểu cho rằng, mặc dù quản lý ngân sách nhà nước năm 2018 đã có nhiều tiến bộ, song cơ cấu thu ngân sách nhà nước chưa thực sự bền vững, tăng thu chủ yếu từ tài nguyên và đất đai, việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước vẫn còn những tồn tại, yếu kém, việc chấp hành kỷ luật tài chính còn chưa nghiêm, một số khoản chi quan trọng tiếp tục không đạt dự toán, tình trạng chi sai định mức, tiêu chuẩn, chế độ vẫn xảy ra; quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, nợ đọng, giải ngân chậm, ứng trước, chuyển nguồn lớn và hiệu quả đầu tư thấp. Việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước còn hạn chế.
Các đại biểu yêu cầu phải thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường quản lý tài sản công, tài chính công.
Kinh tế đất nước sẽ sớm phục hồi sau đại dịch
“Sau 2 ngày thảo luận tại Hội trường về KT-XH, ngân sách nhà nước và quyết toán NSNN đã thành công, thu được nhiều ý kiến quý báu.
Với sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, chúng ta tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cùng với sự ủng hộ, ý thức chấp hành, chia sẻ của mọi tầng lớp nhân dân, tinh thần nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế nước ta sớm phục hồi sau đại dịch COVID-19, hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020, góp phần hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn tiếp theo”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận đã được Ban Thư ký tổng hợp và phản ánh đầy đủ. Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu và giải trình, hoàn thiện các Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. |
6 bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ kép
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Nhìn chung, các đại biểu Quốc hội thống nhất với kết quả bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020. Đặc biệt là những giải pháp trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng như các giải pháp duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh để góp phần phục hồi nền kinh tế; thu hút có chọn lọc nguồn đầu tư từ nước ngoài; giải ngân vốn đầu tư công; giải quyết việc làm trong tình hình mới…
Thay mặt chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cảm ơn những ý kiến đóng góp xác đáng của các đại biểu Quốc hội và xin tiếp thu, nghiên cứu để xây dựng các giải pháp chỉ đạo điều hành cho những tháng còn lại của năm 2020 và cả trong giai đoạn tiếp theo.
Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra, chúng ta đã có đối sách phù hợp, tập trung chỉ đạo liên tục, hành động quyết liệt, hiệu quả trong việc khống chế dịch bệnh và không để dịch lây lan rộng trong cộng đồng và góp phần duy trì ổn định chính trị – xã hội, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an ninh trật tự an toàn xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định: Việt Nam đã thực hiện khá thành công nhiệm vụ kép là vừa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, vừa duy trì được sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo an sinh xã hội. Qua đó, có thể đúc rút ra được 6 bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, đó là sự chỉ đạo, lãnh đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời và chính xác của Đảng và Nhà nước cùng với sự quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị; sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng trong triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Thứ hai là đã tạo được sự đồng thuận, to lớn trong nhân dân; tạo được niềm tin mạnh mẽ vào Đảng và Nhà nước; khởi dậy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nhân ái của nhân dân góp phần xây dựng các giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba là nhanh chóng kiểm soát những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Đây cũng là biện pháp để hỗ trợ cho tăng trưởng, góp phần ổn định KT-XH và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Các doanh nghiệp duy trì hoạt động ở mức cầm cự thì nay đang chuyển sang mức phục hồi và phát triển.
Thứ tư, những tác động của dịch bệnh COVID-19 cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế nước ta và đó cũng là cơ hội để chúng ta thúc đẩy cải cách mạnh mẽ tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng phù hợp với tình hình mới.
Thứ năm, chúng ta đã đánh giá đúng, chính xác thực lực các doanh nghiệp trong nước để từ đó đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước; cơ cấu lại, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và quản trị để đủ sức cạnh tranh, đáp ứng được các tiêu chuẩn cũng như tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu mới.
Thứ sáu là với nhận thức mới, xu hướng mới về đầu tư gắn với cả mục tiêu phân tán rủi ro, lựa chọn địa điểm đầu tư mới, thỏa mãn các điều kiện về môi trường chính sách, ổn định về khoa học công nghệ và môi trường sinh thái và các dịch vụ y tế an toàn thì đây là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc theo đúng định hướng của chúng ta, góp phần hỗ trợ cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tạo ra các động lực tăng trưởng mới của đất nước. Điều này cũng phù hợp với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và tham gia các chuỗi giá trị mới, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế đất nước.
Chủ động điều chỉnh chỉ tiêu ngân sách và kế hoạch đầu tư công
Về một số vấn đề mà các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã nêu rõ. Thứ nhất, về định hướng, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Trước những khó khăn, thách thức, tồn tại và diễn biến khó lường của dịch, quán triệt ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị tại Kết luận số 777 ngày 5/6/2020, Chính phủ đã trình Quốc hội trước mắt chưa điều chỉnh các chỉ tiêu về KT-XH năm 2020.
Chính phủ sẽ chủ động điều hành các chính sách để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống, nhất là đối với người lao động, đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh.
Bên cạnh đó là chủ động điều hành và điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình thực tiễn. Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn theo ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong tổng mức vốn ngân sách Trung ương năm 2020 đã được Quốc hội quyết định. Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020.
Đẩy nhanh đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện 3 đột phá chiến lược
Các định hướng và giải pháp lớn nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch COVDI-19 vẫn đang còn diễn biến rất phức tạp. Tuy đã được kiểm soát tốt ở trong nước nhưng dịch bệnh vẫn rất nghiêm trọng trên thế giới, nhất là các đối tác đầu tư thương mại lớn của nước ta.
Do vậy, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra hiện nay là cần duy trì, củng cố nền tảng ổn định vĩ mô, bảo đảm an toàn, an ninh trên tất cả các khía cạnh của nền kinh tế nhất là an toàn xã hội, an toàn dịch bệnh, an ninh tài chính, tiền tệ, phản ứng chính sách nhanh, nhạy, kịp thời, chính xác nhằm chớp lấy thời cơ thuận lợi và nắm bắt, tận dụng được các cơ hội để phục hồi và phát triển.
Theo đó, cần phải kết hợp hài hòa giữa các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, đó là tập trung hỗ trợ ngay cho khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước vượt qua được khó khăn hiện nay, giảm thiểu tối đa việc phá sản các doanh nghiệp hoặc bị các nước ngoài thâu tóm với giá rẻ.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và đủ sức tham gia được chuỗi giá trị, tận dụng cơ hội sau khi Hiệp định Thương mại tự do có hiệu lực, chiếm lĩnh thị trường trong nước và khẩn trương rà soát, điều chỉnh, cơ cấu lại nền kinh tế và có tính đến những yếu tố mới trong bối cảnh mới.
Đẩy nhanh đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế số, đầu tư cho an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu… những giải pháp cốt lõi quan trọng trong thời gian tới.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tăng trưởng dương
Thứ hai, về dự báo tình hình và khả năng tăng trưởng kinh tế năm 2020. Hiện tại quốc tế đã đưa ra các dự báo khác nhau về tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam và thế giới. Mức độ chính xác và tính khả thi của mỗi dự báo phụ thuộc vào các biến số kinh tế xã hội, thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19 và khả năng sản xuất được vaccine và thuốc điều trị đặc trưng.
Theo dự báo chung, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tăng trưởng dương, đây là một dự báo tích cực đối với nền kinh tế nước ta, phản ánh hiệu quả các chính sách của ta trong thời gian qua là nhanh chóng kiểm soát, hạn chế tối đa được các thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, cũng là để hỗ trợ cho tăng trưởng góp phần nhanh chóng chuyển từ trạng thái cầm cự sang phục hồi và phát triển.
Mặc dù nền kinh tế nước ta đang dần trở lại hoạt động bình thường nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực sản xuất phục vụ xuất khẩu, du lịch, vận tải hàng không…
Qua kết quả thực hiện 5 tháng đầu năm và dự báo tăng trưởng quý 2 thì chưa thể tăng trưởng cao trở lại. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, sức mua ở trong nước vẫn đang còn ở mức thấp, đặc biệt là những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.
Nhiều giải pháp mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp
Ba là về hỗ trợ các doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra cho thấy, các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về dòng tiền của các doanh nghiệp.
Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành và triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nhưng mức độ tiếp cận các giải pháp hỗ trợ của các doanh nghiệp còn rất khác nhau. Một số chính sách chưa đi vào cuộc sống còn khó tiếp cận.
Tại kỳ họp thứ 9 này, Chính phủ tiếp tục trình Quốc hội xem xét thông qua các giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội, theo đó sẽ có nhiều giải pháp mạnh hơn hướng tới hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc cần làm hiện nay của các cấp, các ngành là cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn các giải pháp đã đề ra, đồng thời tổ chức theo dõi, đánh giá hiệu quả từng giải pháp để từ đó đề xuất điều chỉnh, cần thiết cải cách hành chính mạnh mẽ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay trong hoạt động của các doanh nghiệp.
Chuẩn bị cơ sở để đón làn sóng đầu tư mới
Thứ tư là về tận dụng cơ hội. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng hợp tác đầu tư nước ngoài mới trên tinh thần quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 50.
Tận dụng cơ hội về vị thế, uy tín và hình ảnh đất nước Việt Nam đã được cải thiện mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, được quốc tế quan tâm nhưng vẫn duy trì được các kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang trở thành một điểm đến an toàn cho đầu tư, thương mại và du lịch.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đúng như một số các đại biểu đã đề cập, để đón nhận được làn sóng đầu tư mới nhất là thu hút được các tập đoàn lớn, các nhà đầu tư lớn có rất nhiều việc cần phải làm, nhất là việc cải cách mạnh mẽ thực chất hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuẩn bị tốt các điều kiện như về hạ tầng, về đất đai, về lao động, về năng lượng, về quy hoạch.
Chính sách phải ổn định nhất quán, các quyết định phải nhanh chóng, kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần lựa chọn những dự án phù hợp với định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị và theo đó thì những dự án phải có sức lan tỏa, gắn kết và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và được tham gia vào các chuỗi giá trị của các doanh nghiệp mới.
Các Bộ, ngành, địa phương cần có hành động cụ thể với tinh thần chủ động hơn để tranh thủ sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư. Trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, có công nghệ cao và đứng đầu các chuỗi cung ứng chuỗi giá trị.
Đồng thời cũng cần phải xem các nhà đầu tư cần gì để trao đổi, hợp tác, đáp ứng được các điều kiện mà họ mong muốn, mang lại những lợi ích cho cả 2 phía trong bối cảnh các nước khác cũng đang cạnh tranh gay gắt, quyết liệt để thu hút dòng đầu tư này thì Việt Nam cần phải có các chính sách ưu đãi kịp thời, mang tính cạnh tranh hơn để đảm bảo thu hút được đầu tư có chọn lọc như chúng ta mong muốn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải xây dựng một bộ tiêu chí để thu hút được các doanh nghiệp FDI bằng mọi giá, nhất là những dự án mà ảnh hưởng công nghệ thấp, ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng nhiều lao động, nhiều tài nguyên, nhiều năng lượng…
Đầu tư công phải đi trước một bước
Về đầu tư công, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự đồng tình về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công có vai trò quan trọng, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện hiện nay. Kết quả giải ngân đầu tư công của 5 tháng đầu năm cho thấy, có xu hướng tích cực và cao hơn so với cả cùng kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định về thủ tục chưa thực sự hỗ trợ được giải ngân vốn đầu tư công như về đấu thầu, xây dựng, đất đai, môi trường… làm mất nhiều thời gian trước khi triển khai thực hiện dự án.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong thời gian tới cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định này tạo điều kiện thuận lợi hơn để thúc đẩy đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Sớm hoàn thành các dự án, nhất là các dự án hạ tầng quan trọng của đất nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác đầu tư công cũng cần có những kế hoạch và phải đi trước một bước so với thực tiễn của công tác thu chi ngân sách nhà nước để chuẩn bị tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Chính phủ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ban hành nguyên tắc tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư cho nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 để có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi lẽ nguyên tắc tiêu chí định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 trước đây không còn phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và không thể áp dụng được cho giai đoạn 2021- 2025.
Quyết liệt khơi thông các điểm nghẽn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi hoàn thiện các quy định, thực hiện quyết liệt cải cách, khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực cho phát triển.
Theo đó, tập trung nâng cao hơn nữa năng lực quản trị quốc gia, hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Giải quyết những vướng mắc trong thủ tục hành chính. Đẩy nhanh các thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới, giải quyết các bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển nhất là khu vực kinh tế tư nhân.
Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế trong từng ngành, từng lĩnh vực theo hướng mở rộng không gian phát triển, tìm kiếm thêm những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, trong đó coi trọng thúc đẩy nội nhu và tăng cường năng lực của nền kinh tế hỗ trợ cho phát triển từng ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu, khơi dậy nội lực, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.
Xây dựng và sớm hoàn thiện khung chính sách pháp luật đối với xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số và mô hình kinh doanh mới, ứng dụng các chuyển đổi số, công nghệ cao, mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số, đầu tư mạo hiểm, các phương thức thanh toán mới, hệ thống xác thực và định danh điện tử.
Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế và thúc đẩy nội lực liên kết vùng, nhất là phát huy vai trò của các đô thị lớn. Liên kết nội vùng, liên kết vùng và quốc tế tạo cơ sở phát triển các mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới, hình thành các cụm, ngành, chuỗi giá trị sản xuất cung ứng liên thông, không gian phát triển mới.
Ưu tiên bố trí các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và có cơ chế chính sách đặc thù thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án giao thông, phòng, chống thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu.
Ngoài ra là hoàn thiện cơ chế điều phối, phát triển mạnh các vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới. Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực trong trạng thái mới. Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu chuyển dịch của các dòng vốn đầu tư, cấu trúc mới của nền kinh tế toàn cầu, hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng được yêu cầu mới. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động.
Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp nhũng nhiễu
Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp gây nhũng nhiễu, thao túng, chi phối khi thực thi công vụ, vi phạm các quy định của pháp luật, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ và không đáp ứng yêu cầu.
Chủ động đóng góp các nội lực chung toàn cầu trong xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là những lĩnh vực ta có thế mạnh và là nhu cầu như an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu và chủ động tham gia các luật chơi mới, quy chuẩn, thông lệ ứng xử chung mà chúng ta có lợi ích trên thế giới.
Nhấn mạnh tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng xin tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng như sẽ tổ chức triển khai, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp của Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH trong những tháng còn lại của năm 2020.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam đã làm được điều kỳ diệu về kiểm soát đại dịch COVID-19 với sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị chắc chắn Việt Nam chúng ta sẽ tiếp tục làm được một điều kỳ diệu nữa đó là nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Để làm được điều đó, Chính phủ mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự giám sát, quan tâm, góp ý và ủng hộ của các đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. |
Đề xuất miễn, giảm, gia hạn nộp 200 nghìn tỷ tiền thuế, phí, lệ phí
Giải trình làm rõ một số nội dung được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, cân đối ngân sách nhà nước là vấn đề lớn nhất trong đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, phản ánh chất lượng nền kinh tế cũng như cân đối kinh tế vĩ mô, là yếu tố quan trọng đánh giá tín nhiệm quốc gia.
Theo Bộ trưởng, từ đầu năm đến nay, do tác động của tình hình thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế – xã hội và thu, chi, cân đối ngân sách nhà nước năm 2020. Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án điều hành; đề xuất các giải pháp về tài khóa để ứng phó với tác động của dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn xã hội.
Cụ thể, về ngân sách, đã đề xuất miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp các loại thuế, phí, lệ phí khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có thực hiện gia hạn 5 tháng tiền thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng vật tư và thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19; vật tư, nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp da giày, dệt may, chế biến nông, lâm, sản, thủy sản, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ô tô.
Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc. Trình Quốc hội xem xét giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng đến hết năm2020. Trình giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020. Phối hợp với các bộ, ngành rà soát cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân.
Triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí
Về chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bên cạnh việc phải đảm bảo dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020 (bao gồm cả kế hoạch năm 2019 chuyển sang); ngân sách nhà nước còn phải bố trí nguồn tăng chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ. Đồng thời, chủ động tăng cường dự trữ quốc gia, hỗ trợ kịp thời người dân ở những khu vực khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo không ai bị đói.
Mặc dù đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, song diễn biến thế giới còn rất phức tạp. Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng, có độ mở cao, tác động của đại dịch này tới nền kinh tế là rất nghiêm trọng và có thể kéo dài. Trên cơ sở kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra các kịch bản tác động đến cân đối ngân sách nhà nước.
Kết quả thu ngân sách 5 tháng đầu năm mới đạt 38,2% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ và là mức thấp nhất từ năm 2014 đến nay. Dự báo thu ngân sách năm 2020 sẽ không đạt dự toán Quốc hội quyết định. Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trường hợp thu ngân sách không đạt dự toán, các cấp ngân sách (cả Trung ương và địa phương) đều phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Trên cơ sở thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi, sắp xếp, cắt giảm các nhiệm vụ chi, quản lý chặt chẽ sử dụng dự phòng ngân sách; các địa phương sử dụng các nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang, để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, Bộ Tài chính dự kiến trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 4,5%, bội chi ngân sách nhà nước khoảng 4,73% GDP, tương ứng tăng 75 nghìn tỷ đồng so với dự toán đầu năm; nợ công khoảng 55,5% GDP. Trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 3,6%, bội chi nganh sách nhà nước khoảng 5,02% GDP, tương ứng tăng 90 nghìn tỷ đồng so với dự toán đầu năm; nợ công khoảng 56,4% GDP.
Tuy nhiên, với cả 2 kịch bản này, dự kiến bội chi ngân sách nhà nước bình quân 5 năm vẫn nhỏ hơn 3,9% GDP, nợ công khoảng 55% GDP. Trước tình hình sản xuất – kinh doanh, cân đối thu – chi ngân sách còn khó khăn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, công tác điều hành NSNN từ nay đến cuối năm cần chú ý một số điểm sau:
Một là, triển khai có hiệu quả các giải pháp tài khóa hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nhịp sống sinh hoạt bình thường của người dân, trong khi vẫn phải tiếp tục cảnh giác cao với dịch bệnh.
Hai là, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.
Ba là, đẩy nhanh giải ngân, phấn đấu giải ngân hết số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2020 (bao gồm cả năm 2019 chuyển sang) khoảng 700 nghìn tỷ đồng (bằng 2,2 lần số vốn thực giải ngân năm 2019). Đồng thời tranh thủ, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài,để hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế.
Bốn là, các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ, nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang năm 2020 và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ và hỗ trợ trong trường hợp bị hụt thu. Rà soát, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.
Với doanh nghiệp xuất khẩu thì thời điểm áp dụng 0 giờ không còn xa lạ
Giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội: Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị), Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) về quản lý nhà nước trong xuất khẩu gạo thời gian qua, từ góc độ Bộ Tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, việc xuất khẩu gạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, theo đó, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo quy định của Luật Hải quan, Điều 29 quy định: “Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ” và Điều 25: “Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký”. Điều 26, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, quy định: “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần”.
Căn cứ các quy định trên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong giao dịch với các đối tác nước ngoài ở nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan hải quan xây dựng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (gọi tắt là VNACCS/VCIS) cho phép người khai hải quan được đăng ký tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.
“Đây là nỗ lực của cả hệ thống tổ chức, được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao, thể hiện nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Các chính sách quản lý được nạp vào hệ thống VNACCS/VCIS trước thời điểm 0g00 sẽ được hệ thống tự động áp dụng từ 0g00 ngày tiếp theo (ví dụ biểu thuế xuất; tiêu chí quản lý rủi ro; danh sách DN cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu…). Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thì thời điểm áp dụng 0 giờ không còn là điều xa lạ.
Cơ quan Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật, cũng như hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Cụ thể, việc ngày 11.4, cơ quan hải quan cho xuất khẩu gạo thuộc hạn ngạch 400 nghìn tấn thực hiện theo quyết định của Bộ Công Thương.
“Trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã cố gắng cải cách hải quan và theo thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng đã tăng cường kiểm tra, thanh tra nội bộ, xử lý sai phạm nếu xảy ra”, Bộ trưởng nêu rõ.
Đại biểu Hoàng Văn Cường, Hà Nội. |
Đây chính là thời điểm rất tốt để Việt Nam hóa rồng
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) khẳng định, những gì làm được thời gian qua chính là chúng ta đã biến nguy thành cơ như quyết tâm của Thủ tướng.
Uy tín, thương hiệu của Việt Nam đã chinh phục được cộng đồng quốc tế. Việt Nam đang được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo đại biểu, chúng ta không có tham vọng thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, nhưng đây cũng chính là thời điểm rất tốt để chúng ta tái cấu trúc kinh tế, giúp Việt Nam hóa rồng.
Để biến những cơ hội trên thành hiện thực, bên cạnh các giải pháp của Chính phủ, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: Phải có các giải pháp đặc biệt nhằm biến các nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột cho các ngành sản xuất trong nước.
Thủ tướng đã có tổ công tác nhằm chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư là mục tiêu thu hút để nắm bắt yêu cầu, đánh giá các điều kiện đáp ứng. Chính phủ cần lựa chọn hỗ trợ một số doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm lực để tiếp nhận, sở hữu toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, biến các nhà đầu tư nước ngoài thành một phần của các tập đoàn trong nước.
Ví dụ, nếu chúng ta có cơ chế phù hợp để giành toàn bộ thị phần ngành công nghiệp đường sắt và những chính sách phù hợp, chúng ta có thể thu hút các tập đoàn nước ngoài và bắt tay các doanh nghiệp trong nước hình thành nền công nghiệp đường sắt trong nước.
Theo đại biểu, cách làm này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc chúng ta đi vay tiền các nhà thầu nước ngoài xây dựng từng dự án đường sắt, nhập từng đoàn tàu riêng lẻ. Nhiều ngành công nghiệp khác các nước rất muốn chuyển giao công nghệ cho chúng ta mà chúng ta đang rất cần.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đề nghị, cần tăng cường tiềm lực về nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước từ nguồn vốn vay quốc tế. Một số ngày trước, Quốc hội thảo luận về việc chuyển đổi một số dự án từ đầu tư công theo phương thức đối tác công – tư (PPP) sang đầu tư công vì ngân hàng không đủ vốn để tài trợ cho doanh nghiệp. Trong khi tiền vốn trên thị trường quốc tế đang sẵn có và lãi suất rất thấp. “Chúng ta cần có cơ chế cho ngân hàng thương mại đi vay vốn quốc tế về để cho các doanh nghiệp trong nước vay lại theo hình thức tự vay, tự trả”, đại biểu nói.
Nếu cứ phải tuân thủ quy định thì làm sao có đổi mới, sáng tạo
Để tạo bước phát triển đột phá, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Trước hết, đổi mới sáng tạo trong quản lý, thay thế cơ chế đánh giá dựa vào sự tuân thủ quy trình, quy định sang cơ chế đánh giá dựa vào hiệu quả đầu ra.
Đổi mới sáng tạo trong kinh tế có nghĩa là phải tìm ra được cách giải quyết vấn đề khác với thông lệ để đạt được kết quả nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.
Nếu cứ bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình, quy định thì làm thế nào để có đổi mới sáng tạo? Nếu cố đổi mới sáng tạo thì chắc chắn sẽ rơi vào tình trạng vi phạm và sẽ bị xử lý.
Do vậy, đại biểu đề nghị, cần xác lập cơ chế để những quyết định dù không tuân thủ đúng quy trình, quy định nhưng mang lại kết quả, hiệu quả cao thì cần được ghi nhận, đánh giá cao; còn những quyết định tuân thủ quy trình, quy định nhưng kết quả không cao sẽ không được coi là hoàn thành nhiệm vụ.
Đại biểu Phan Viết Lượng, Bình Phước. |
Phải thực sự ưu tiên nguồn lực cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Tiếp tục phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước chiều nay, đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) bảy tỏ đồng tình với các nhiệm vụ và giải pháp trong báo cáo của Chính phủ. Đại biểu cũng đề nghị 3 vấn đề:
Thứ nhất, về giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Theo đại biểu, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, nhất là triển khai các chính sách, quy định của các luật, nghị quyết mới ban hành.
Để khắc phục hạn chế nêu trong báo cáo của Chính phủ, đề nghị phải thực sự ưu tiên nguồn lực, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học trong các cấp học.
Đồng thời, hoàn thiện văn bản và tổ chức hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, nhất là giải trình về chất lượng giảng dạy, công tác tuyển sinh, thu học phí đối với người học.
Hoàn thành quy hoạch mạng lưới, cơ cấu ngành nghề đào tạo giáo dục đại học, dạy nghề; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị đối với giáo dục phổ thông. Hướng dẫn về tiêu chí, định mức, xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo để đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 20% và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực này.
Phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị
Thứ hai, về lĩnh vực văn hóa, đại biểu Phan Viết Lượng cho rằng, Chính phủ, Ủy ban của Quốc hội đã báo cáo, đánh giá khách quan những kết quả, hạn chế trong lĩnh vực văn hóa; đồng thời, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quan tâm, phát triển lĩnh vực văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước.
Theo đó, cần tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động về vị trí, vai trò của văn hóa; xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 76-KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị Khóa XII.
Hoàn thiện, thi hành chính sách, pháp luật, nhất là chính sách, pháp luật về xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam, bảo tồn di sản văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo và bảo đảm quyền hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.
Phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị; ưu tiên đầu tư nguồn lực thỏa đáng cho sự nghiệp văn hóa và kiện toàn đội ngũ cán bộ công tác văn hóa theo kết luận của Trung ương.
Đề nghị Thủ tướng kêu gọi toàn dân “chống trì trệ, quan liêu, sách nhiễu như chống giặc”
Thứ ba, về khâu tổ chức thực hiện. Theo đại biểu Phan Viết Lượng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các lĩnh vực, phục vụ phát triển đất nước; đồng thời, quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội phù hợp chủ trương, đường lối, bám sát thực tiễn và có tính khả thi.
Tuy nhiên, việc thi hành chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực còn nhiều yếu kém, vi phạm, gây thất thoát, lãng phí còn lớn, nhất là trong quản lý công trình, dự án đầu tư; quản lý tài chính, ngân sách, tài nguyên, tài sản công. Qua thực tế nhiều năm cho thấy, tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, là nguyên nhân chủ quan của hầu hết các hạn chế, yếu kém nêu trên.
Đại biểu đề nghị cần tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả khâu tổ chức thực hiện, nhất là đối với các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp bách, như giải ngân vốn đầu tư công, cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trấn áp các băng nhóm tội phạm; xử lý các vấn đề bức xúc kéo dài, cản trở sự phát triển đất nước, tinh thần đổi mới, sáng tạo của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương.
Việc triển khai tổ chức thực hiện phải sát tình hình thực tế, có kế hoạch, đề án bài bản, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Duy trì giao ban đánh giá, rút kinh nghiệm, công khai, minh bạch thông tin. Thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm; khắc phục tình trạng “cha chung không ai khóc”, “trên nóng dưới lạnh”, thành tích, điển hình không được biểu dương khen thưởng và nhân rộng còn vi phạm lại chậm được phát hiện và xử lý.
Theo đại biểu, hưởng ứng lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc”, cả nước đã đồng lòng chiến thắng vẻ vang dịch COVID-19. Trì trệ, quan liêu, sách nhiễu đang bào mòn lòng tin của nhân dân, cản trở phát triển đất nước. Đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có thể kêu gọi toàn dân “chống trì trệ, quan liêu, sách nhiễu như chống giặc” để Việt Nam bứt phá vươn lên”.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Đồng Tháp. |
Sức công phá của “virus tham nhũng, trì trệ, vô cảm” không kém gì virus Corona
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ tư vấn văn hóa giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) nhấn mạnh, đây là mong muốn xuất phát từ vai trò của văn hóa, giáo dục và công nghệ, trong đó, văn hóa là nền tảng tinh thần, nền tảng tư tưởng của xã hội và giáo dục, khoa học – công nghệ là quyết sách hàng đầu.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Tổ tư vấn văn hóa giáo dục sẽ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ những quyết sách đúng đắn hơn, kịp thời hơn về chính sách phát triển văn hóa – giáo dục, khoa học – công nghệ trong trung hạn, dài hạn và phát triển kinh tế – xã hội hàng năm. Gống như tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã tư vấn với Thủ tướng nhiều giải pháp, nhiều biện pháp ứng phó kịp thời trước những biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.
Đề cập đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đại biểu đề nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trên tinh thần “Chính phủ hành động, Chính phủ kiến tạo”. Cộng đồng doanh nghiệp được xem là động lực để phát triển đất nước và nhiều địa phương.
Theo đại biểu, Thủ tướng đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều hội nghị được gọi là hội nghị Diên Hồng để lắng nghe doanh nghiệp và có nhiều quyết sách để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Gần đây nhất, hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp được tổ chức với quy mô khoảng 6.000 đại biểu ở các điểm cầu để tìm giải pháp giúp đỡ, tháo gỡ cho doanh nghiệp hậu COVID-19, trong đó có hỗ trợ gói tín dụng và tài khóa với quy mô chưa từng có trong bối cảnh tài chính quốc gia còn nhiều hạn hẹp. Mới nhất, báo cáo VCCI cho thấy có 55% doanh nghiệp tiếp tục duy trì quy mô kinh doanh như hiện nay trong quý III và 22% có ý định mở rộng sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về cơ chế, cách thức điều hành có thể gây khó cho doanh nghiệp. Đó là câu chuyện liên quan đến các loại virus như virus tham nhũng, virus trì trệ, virus vô cảm như các đại biểu đã phản ánh. Sức công phá của các loại virus này không kém gì virus Corona.
Với tinh thần chống dịch COVID-19 như vừa qua, đại biểu mong Thủ tướng quyết liệt hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trong công tác chỉ đạo chống các loại virus nói trên. Đó là tư tưởng chống dịch như chống giặc, việc xác định các nhóm nguy cơ cao trong nhiễm các loại virus và đặc biệt quyết tâm khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn từ xa và dập dịch triệt để để từng bước tạo môi trường minh bạch, trong lành để phát triển kinh tế – xã hội.
Dẫn câu chuyện về hỗ trợ doanh nghiệp của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường đối thoại, lắng nghe, đồng hành để tháo gỡ những khó khăn cùng doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, Nghệ An |
Chống “virus trì trệ” phải bắt đầu từ công tác cán bộ
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) tỏ ra băn khoăn khi mà những tồn tại, hạn chế trong báo cáo như cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm, giải ngân đầu tư công chưa đạt yêu cầu; tình trạng nợ đọng văn bản, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề tham nhũng, trục lợi chính sách, trật tự an toàn xã hội, tội phạm trên 1 số lĩnh vực, địa bàn hiện còn nhiều phức tạp.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, những tồn tại này đã diễn ra trong nhiều năm như 1 căn bệnh kinh niên nhưng thiếu những giải pháp căn cơ để giải quyết hiệu quả.
“Trong phiên làm việc của Chính phủ, để phòng chống COVID-19, Thủ tướng đã nói một cách hình tượng là chúng ta phải chống 2 loại virus, là virus corona và virus trì trệ. Tôi cho rằng, những tồn tại đó đã kéo dài từ năm này qua năm khác, từ ngành này qua ngành khác và từ địa phương này qua địa phương khác đã cho thấy, chúng ta chưa thành công trong việc chống virus trì trệ này, mặc dù chúng ta đã nhiều lần đưa ra những giải pháp đột phá, những khẩu hiệu hành động đầy quyết liệt nhưng đâu vẫn vào đấy, thậm chí một số lĩnh vực, những vụ việc phức tạp hơn”- đại biểu Nguyễn Thanh Hiền cho hay.
Vì vậy, vị đại biểu này cho rằng, vấn đề đặt ra ở đây là phải làm bắt đầu từ con người, từ công tác cán bộ. Đại biểu đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, có biện pháp chấn chỉnh để khắc phục tình trạng này, trên cơ sở sắp xếp hệ thống tổ chức tinh gọn, khoa học, siết chặt kỷ luật kỷ cương để lựa chọn đội ngũ cán bộ đảm bảo chất lượng, phát huy được vai trò người đứng đầu. Như vậy, những mong muốn của cử tri là những tồn tại đó có cơ hội từng bước khắc phục hiệu quả.
Cơ hội để rút ngắn khoảng cách với các nước
Đề cập đến vấn đề đón đầu làn sóng đầu tư từ nước ngoài thời hậu COVID, đại biểu đề nghị cần có những chính sách và sự hỗ trợ kịp thời để thu hút làn sóng đầu tư, trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý, có hệ thống chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc. Bên cạnh đó, có kế hoạch cụ thể, chủ động.
Đại biểu nêu rõ, theo báo cáo của Chính phủ, cùng với những thành công trong phòng chống COVID-19, kết quả thu ngân sách trong những tháng đầu năm của chúng ta đạt 32,5% dự toán và tăng trưởng quý I đạt 3,82%, đây là mức khả quan so với tình hình của khu vực và thế giới.
Điều quan trọng là những kết quả đó đã cho thấy trong khi các nước đang phải tiếp tục tập trung phòng chống dịch, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, đây chính là cơ hội để nước ta tập trung phát triển kinh tế nhanh hơn, có điều kiện rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực và thế giới.
Vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta phải tranh thủ vận dụng cơ hội này như thế nào, nhất là việc đón đầu làn sóng đầu tư từ nước ngoài, 1 trong 5 mũi trọng tâm để phục hồi nền kinh tế đang được sắp xếp lại của các nước của thời kỳ hậu COVID-19.
“Tôi đề nghị chúng ta cần phải có những chính sách thật sự hỗ trợ kịp thời để thu hút làn sóng đầu tư trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý, có hệ thống chính sách thu hút đầu tư một cách có chọn lọc, bằng mọi giá phải đảm bảo lợi ích quốc gia thật sự bình đẳng với các doanh nghiệp và nhất là có kế hoạch cụ thể, lựa chọn đầu tư ở đâu, ở lĩnh vực nào trong quy hoạch phát triển của từng ngành, từng vùng và của cả nước và phân định rõ trách nhiệm Trung ương phải làm gì, địa phương phải làm gì, doanh nghiệp phải làm gì để đón đầu”, đại biểu cho biết.
Tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn
Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo rà soát và tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư yên tâm, bỏ vốn, tiếp tục triển khai, tránh lãng phí.
Hiện nay Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại và Hiệp định bảo hộ đầu tư vào EU, đây là cơ hội để nước ta tận dụng để khai thác thế mạnh cũng như đối phó được những thách thức, nhất là thách thức đối với khu vực hành pháp khi Hiệp định bảo hộ đầu tư có hiệu lực thi hành.
Cơ chế hiệp định bảo hộ đầu tư khi có các tranh chấp xảy ra thì đây là những tranh chấp giữa 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư đến từ các nước EU và một bên là nhà nước Việt Nam và ngược lại, do đó việc thiếu trách nhiệm hay sai của cá nhân khi thực hiện công vụ của mình có thể sẽ dẫn đến những tranh chấp và những vụ khiếu kiện không đáng có.
Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ công chức có liên quan để hạn chế những tranh chấp giữa các bên.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình. |
Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về cải cách tư pháp
Tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước. Trước nhiều ý kiến quan tâm của đại biểu Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Nguyễn Hoà Bình đã phát biểu, làm rõ thêm 3 vấn đề:
Thứ nhất về cải cách tư pháp, Chánh án TANDTC cho biết, Bộ Chính trị có 2 Nghị quyết quan trọng, Nghị quyết 48 về xây dựng pháp luật và Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp và hiện nay thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, chúng ta đang tổng kết 2 nội dung quan trọng này.
“Cho đến giờ phút này, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt về xây dựng thể chế, tổ chức bộ máy, quan hệ quốc tế, xây dựng các thể chế bổ trợ tư pháp và nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp trên thực tế”, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình khẳng định.
Vụ “Gỗ lậu tại Quảng Trị”: Đang chờ ý kiến của Ủy ban Tư pháp
Vấn đề thứ 2 về phản ánh của đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) đối với vụ án “Gỗ lậu tại Quảng Trị”, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết đã báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp trước. Sau đó có đại biểu Quốc hội đã đề nghị Quốc hội giám sát.
Kết thúc kỳ họp TANDTC đã chuyển hồ sơ của vụ án đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban Tư pháp.
“Hiện nay, TANDTC cũng đang chờ ý kiến của Ủy ban Tư pháp. Nếu Quốc hội quyết định giám sát, TANDTC sẽ phục vụ việc giám sát. Còn nếu không giám sát, TANDTC sẽ thụ lý đơn và trả lời đơn theo quy định của tố tụng”, Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói.
Hồ Duy Hải có phạm tội hay không? Có oan sai hay không?
Vấn đề thứ 3 liên quan việc nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 về vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, vụ án này xảy ra từ 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp, đã được liên ngành thẩm định và trong đoàn giám sát oan sai của Quốc hội năm 2015 cũng đã xem xét vụ án này. Qua sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và đã đến Chủ tịch nước quyết định.
Cho rằng câu chuyện đặt ra là “Có oan sai hay không?”, Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình cho biết sẽ trả lời tập trung vào vấn đề lớn mà đại biểu quan tâm: “Hồ Duy Hải có phạm tội hay không? Có oan sai hay không?”.
Tóm tắt vụ án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, Hồ Duy Hải quen 2 cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Tối 13/1/2008, Hải đến đây chơi. Cô Vân đang trực, cô Hồng đang nghỉ. Hải có vào nói chuyện với cô Hồng, quá trình nói chuyện hai bên nam, nữ có việc tán tỉnh nhau. Sau đó Hải có ý định quan hệ tình dục với cô Hồng, nên đã đưa tiền cho cô Vân đi ra ngoài mua trái cây.
Tại phòng của Bưu điện, Hải dẫn cô Hồng vào buồng ngủ và vật nạn nhân ra, khiến cô gái phản ứng, đạp vào bụng Hải rồi bỏ chạy. Hải đuổi theo làm cô Hồng ngã gần cái thớt, Hải cầm thớt đập vào đầu cô gái. Cô Vân sau khi đi mua trái cây về cũng bị Hải giết luôn theo cách tương tự là cắt cổ.
“Vậy chứng cứ chứng minh Hồ Duy Hải phạm tội là gì?”, Chánh án TANDTC đặt vấn đề và nêu rõ:
Thứ nhất là, Cơ quan Điều tra đã cho Hải mô tả hiện trường, thì Hải mô tả chính xác đồ vật có trong hiện trường, mà bình thường nếu không có mặt ở hiện trường thì không thể mô tả được.
Trong đó có 2 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất là đồ vật trong phòng ngủ cô Hồng. “Bưu điện là nơi công cộng, bên ngoài ai cũng biết nhưng phòng ngủ nếu không có mặt thì không thể biết được”. Thứ 2 là, vị trí các đồ vật rời như con gấu, tờ báo, cốc nước, túi trái cây… hôm nay có thể để chỗ này, ngày mai để chỗ khác. Nhưng đối với các đồ vật rời này, Hải đã mô tả đúng vị trí thời điểm xảy ra vụ án”, Chánh án TANDTC phân tích.
Thứ hai là, về diễn biến hành vi. Hải khai khi sờ soạng Hồng không nói gì, nhưng khi đè ra thì bị Hồng phản ứng đạp vào bụng. Hiện trường để lại là cái áo ngực trên ngực cô gái.
Theo Chánh án TANDTC, phản ứng bình thường của người phụ nữ khi ngồi dậy phải sửa, nhưng do phản ứng tức thì nên cô gái không kịp sửa. Bên cạnh đó là do đập đầu bằng thớt và hiện trường có cái thớt dính máu nằm bên cạnh đầu Hồng. Đỉnh đầu Hồng có một vết thương, mà kết luận pháp y xác định do tác động của mặt cứng, mặt phẳng.
Thứ ba là, về giám định pháp y. Âm đạo của cô Hồng có dịch và theo pháp y là do quá trình kích dục từ việc có sự đụng chạm vùng nhạy cảm của cơ thể.
Liên quan đến tài sản, Hồ Duy Hải khai sau khi giết hại 2 cô gái có lấy của Bưu điện một số tiền và sim card cùng nữ trang, dây chuyền, vòng tay… của nạn nhân.
Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã không biết Hải lấy được gì, nhưng khi bắt được Hải khai lấy được dây chuyền, vòng. Cơ quan điều tra hỏi người thân, cha mẹ cô gái thì họ mô tả đúng đồ vật mà 2 cô gái có. Bưu điện cũng đã nói rõ mất bao nhiêu tiền, sim card.
Chánh án cũng lưu ý, có một chi tiết rất có giá trị chứng minh là Hải khai lấy của Hồng dây chuyền có mặt, còn dây chuyền của Vân không có mặt dây chuyền. Kết quả khám nghiệm hiện trường phát hiện mặt dây chuyền của Vân nằm trên ngực áo.
Khi cơ quan điều tra yêu cầu Hải khai nơi tiêu thụ tài sản thì Hải mô tả chính xác nơi bán vàng, bán điện thoại lấy được ở Bưu điện. Điều phù hợp nằm ở chỗ Hải khai ở cửa hàng vàng ở quầy này có người lớn tuổi bán, quầy kia có người trẻ bán.
Về giá cả chiếc điện thoại được bán 200 nghìn cũng phù hợp với thực tế. Người mua khai phương thức thanh toán và giá cả của đồ trang sức cũng phù hợp với phương thức thanh toán mà Hải khai.
Hải khai quá trình bán vàng, do lo sợ nên Hải không nhìn vào người mua vàng mà nhìn ra ngoài đường xem có ai theo dõi. Người mua khai trùng hợp khi đưa máy tính tiền cho Hải xem để thống nhất mua bán, nhưng Hải không nhìn nên họ viết ra giấy. Hải cũng khai có viết giấy và sau đó vứt đi.
“Như thế phù hợp về phương thức thanh toán, giá cả”, Chánh án TANDTC khẳng định.
Liên quan đến hung khí, Chánh án TANDTC cho biết, ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không biết rằng, cái thớt chính là hung khí, chỉ khi bắt được Hải, Hải khai ra là đã dùng cái thớt đập vào đầu nạn nhân, cơ quan điều tra mới biết đây là hung khí, lúc đó thì cái thớt đã bị dọn đi.
Còn về con dao, Hải khai bên tường nhà Bưu điện có một cái bảng và Hải đã dắt con dao vào bảng đó, nhưng cơ quan điều tra không tìm thấy dao, do chỉ có Hải mới biết vị trí để dao. Sau này cơ quan điều tra biết, sau khi khám nghiệm hiện trường có 3 cán bộ dân phòng vào dọn phòng Bưu điện, họ phun nước, dỡ bảng ra, thì có một con dao rơi xuống và họ lại sơ suất vứt dao này đi. Cơ quan điều tra đi tìm không được. Sau này cơ quan điều tra đã cho 3 dân phòng mô tả dao, mua dao về để nhận diện.
“Dư luận nói mua dao ở chợ về thay hung khí, nhưng trong hồ sơ mua dao, mua thớt chỉ là mua vật tương tự cho Hải và người liên quan nhận diện có đúng với hiện trường hay không. Kết quả khi để ra một loạt dao để nhận diện, thì Hải nhận diện đúng dao đã sử dụng hôm gây án, mặc dù khi khai Hải khai không thống nhất, lúc thì khai dao ngắn, dài, lúc dày 30 – 31 – 32…, nhưng khi nhận diện, Hải đã nhận đúng con dao 3 dân phòng đã vứt đi khi dọn phòng đó”, Chánh án TANDTC cho biết.
Đối với bị cáo của vụ án, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Hồ Duy Hải có 25 lời khai nhận tội. Lời khai nhận tội đầu tiên là do Hải tự viết ra, chứ không phải một bản hỏi cung. Trong quá trình ở những thời điểm quan trọng của vụ án Hải đều nhận tội. Khi nhận kết luận của cơ quan điều tra, Hải công nhận kết luận của cơ quan điều tra là đúng. Khi nhận cáo trạng của Viện kiểm sát, Hải cũng khẳng định cáo trạng là đúng. Sau xét xử sơ thẩm vụ án Hải không kêu oan, kết thúc phiên tòa phúc thẩm, gửi đơn cho Chủ tịch nước, Hải cũng không kêu oan, chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Còn người kêu oan nhiều nhất là mẹ Hải ở ngoài xã hội.
Chánh án TANDTC cũng nêu rõ, còn nhiều chứng cớ và nội dung khác về vụ án mà trong một thời gian ngắn trước Quốc hội không thể nói hết, nếu đại biểu Quốc hội nào quan tâm, Chánh án sẵn sàng phục vụ, trao đổi thông tin cụ thể.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Ảnh VGP |
Tăng cường phạt nguội các hành vi vi phạm an toàn giao thông
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, 6 tháng đầu năm, tình hình trật tự an toàn giao thông trên toàn quốc diễn biến tương đối là tốt nhờ Nghị định 100 của Chính phủ và Nghị định 10 của Chính phủ về vận tải ô tô đã được ban hành kịp thời và sự đồng tình của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền địa phương.
Trong 5 tháng vừa qua, số vụ tại nạn giao thông trên toàn quốc đã giảm khoảng 18,45%, số người chết giảm gần 15%, số người bị thương giảm hơn 24%.
“Đây là kết quả hết sức tích cực, tuy nhiên để tình hình tai nạn giao thông trong thời gian sắp tới được tốt hơn, chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường xử lý phạt nguội, bởi vì Nghị định 100 và Nghị định 10 của Chính phủ cho phép phạt nguội”, Bộ trưởng đề nghị và gợi ý, với những hành vi lấn chiếm hành lang lộ giới, chiếm vỉa hè hoặc là đậu đỗ không đúng quy định, hoàn toàn có thể sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera để xử phạt.
Đã giải ngân gần 12.000 tỉ các dự án giao thông trọng điểm
Liên quan đến tình hình giải ngân các dự án trọng điểm của ngành giao thông, Bộ trưởng Thể cho biết, năm 2020, Bộ Giao thông vận tải được giao 37.500 tỉ, đến ngày 30/5 đã giải ngân gần 12.000 tỉ, đạt tỉ lệ là 30,8%, cao hơn cùng kỳ hơn 10% và cũng cao hơn bình quân cả nước.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng, năm 2020, tình hình xây dựng cơ bản của Bộ Giao thông vận tải sẽ có chuyển biến tốt và cam kết với Chính phủ sẽ cố gắng tập trung để giải ngân tốt nhất.
Riêng với dự án trọng điểm quốc gia đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đến thời điểm này đã được bố trí vốn là gần 17.000 tỉ. Trong đó năm 2018, đã giải ngân 134 tỉ liên quan đến lập dự án và hồ sơ thiết kế; năm 2019, giải ngân gần 7.000 tỉ và năm 2020, được bố trí tổng cộng là hơn 8.000 tỉ. Đến thời điểm này, hai dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã giải ngân là 2.700 tỉ, chiếm 27% trên tổng vốn năm 2020.
Bộ trưởng cam kết, Bộ Giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cũng như đẩy nhanh tiến độ ba dự án đang triển khai và cố gắng giải ngân hết vốn trong năm nay. Tuy nhiên, với 3 dự án mà hiện nay Quốc hội đang xem xét, sau khi Quốc hội có chủ trương và chuyển qua đầu tư công thì chắc chắn là ngành giao thông sẽ cần thêm khoảng 5.000 tỉ để Bộ triển khai toàn bộ các dự án, các gói thầu và cho tạm ứng.
Về dự án sân bay quốc tế Long Thành, đến thời điểm này đã bố trí vốn hơn 17.000 tỉ và đến ngày 30/5 đã giải ngân hơn 1.200 tỷ, chiếm khoảng 7,2% trên tổng vốn đã được bố trí. Tỉnh Đồng Nai cũng đã cam kết quyết tâm là sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 1.810 ha trong năm nay.
Nghiên cứu một loạt công trình giao thông trọng điểm kết nối vùng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng thông tin về kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông các vùng miền.
Theo đó, với đồng bằng sông Cửu Long, Bộ đang tập trung cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ưu tiên cho hai đường vành đai 3, vành đai 4 kết nối với các tỉnh. Về trục dọc, tập trung cho đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau, đường N2 từ Củ Chi xuống Kiên Giang. Đồng thời, nâng cấp QL1 hiện nay để đảm bảo lưu thông tốt và QL60, trong đó có cầu Rạch Miễu, cầu Cao Lãnh.
Riêng các trục ngang của đồng bằng sông Cửu Long, có 4 cái dự án Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu là: QL62, QL30, trong đó kết nối Đồng Tháp với Trà Vinh, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ và Sóc Trăng đi song song với QL91 và cao tốc từ Kiên Giang qua Bạc Liêu. “Tất cả các dự án này hiện đang chuẩn bị đầu tư và sẽ báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội để xem xét”, Bộ trưởng cho biết.
Về khu vực Đông Nam bộ, Bộ Giao thông vận tải cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu cao tốc song song với QL22 nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tây Ninh, đường cao tốc nối Biên Hòa với Vũng Tàu và một số dự án trọng điểm như QL20, đặc biệt là những công trình kết nối với sân bay quốc tế Long Thành. Tất cả những dự án này đã được triển khai nghiên cứu và sắp tới cũng sẽ trình Quốc hội, Chính phủ để xem xét.
Riêng khu vực miền Trung và Tây nguyên, ngoài 651 km hiện nay đang nghiên cứu, đấu thầu, Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ tham mưu Chính phủ và Quốc hội triển khai thêm 700 km còn lại, để kết nối từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh, như vậy sẽ có một tuyến đường cao tốc khoảng 1.700 km.
Bên cạnh đó, Bộ cũng nghiên cứu và sẽ triển khai một số dự án kết nối với Tây Nguyên, trong đó hiện dự án đang có vốn là QL24, QL20 và QL19.
Tại khu vực Hà Nội sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để xây dựng đường vành đai 4, vành đai 5 của thành phố kết hợp với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Về khu vực phía đông của thành phố, sẽ tập trung hoàn thành cao tốc Hà Nội – Hữu Nghị – Chi Lăng, Vân Đồn – Móng Cái, Đồng Đăng – Trà Lĩnh và đặc biệt là đường ven biển của khu vực đồng bằng Bắc bộ đang triển khai.
Về khu vực phía Tây Bắc, sẽ nghiên cứu cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, kết nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai và nghiên cứu 3 dự án dọc theo biên giới đó là QL279, QL37 và QL4.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà. |
Nếu không thay đổi cơ cấu kinh tế thì không bảo đảm nguồn nước
Phát biểu giải trình thêm một số nội dung được các đại biểu Quốc hội đặt ra, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu rõ, về vấn đề an ninh, an toàn nguồn nước: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nghiên cứu. Lượng mưa và lượng nước chảy bao gồm nước nội địa và nước quốc tế thì nước ta có lượng nước khá phong phú nhưng hơn 63% lượng nước ở nguồn nước ngoài. Trong khi nói lượng nước nội địa tỷ lệ người dân được sử dụng ít hơn quân bình thế giới.
Bên cạnh đó, tác động kép của biến đổi khí hậu làm cho việc phân bổ nước không đều theo địa lý.
Nghiên cứu ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, nếu không thay đổi cơ cấu kinh tế thì không bảo đảm nguồn nước. Nói đến mùa khô hạn, chúng ta mất đến 70-80% lượng nước do biến đổi khí hậu, chỉ còn 25% nếu các nước ở thượng nguồn giữ lại khoảng 20% thì hoàn toàn bất ổn.
Ngoài ra, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, thể chế về nước của chúng ta còn có vấn đề, chưa chặt chẽ, chưa có đầu tư về hạ tầng, chưa có chính sách kinh tế – tài chính. Do vậy, cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước.
“Chúng tôi đã xác định được nguyên nhân nhưng chủ quan là chính. Đó là cần xem xét lại thể chế để xác định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước. Hai là, làm rõ vấn đề nguồn lực đầu tư cho hạ tầng, quan trắc, dữ liệu. Ba là quy hoạch. Bốn là làm tốt cơ chế phối hợp với các nước có liên quan, như ở lưu vực sông Mê Kông và có thể chế chung để các nước cùng tham gia phù hợp với quốc tế”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Nghiên cứu sửa đổi toàn diện chính sách, pháp luật về đất đai
Về tài nguyên đất, xuất phát từ 7 vấn đề vướng mắc, khó khăn nên Chính phủ trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi một số luật. Đến nay hầu hết các chủ trương, vướng mắc đã được tiếp thu, sửa đổi ngay trong luật như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và có Nghị quyết 60 của Quốc hội liên quan đến quản lý đất đai…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Ban Kinh tế Trung ương đã sơ kết Nghị quyết 19 về đất đai và đưa ra nhiều cơ chế về chính sách, quản lý.
Bộ Chính trị đã có Kết luận 36 khẳng định tiếp tục nghiên cứu sửa đổi toàn diện chính sách, pháp luật, làm hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng từ lý luận đến thực tiễn, đặc biệt chú ý đến hơn 60% người sử dụng đất là nông dân.
Quốc hội, Chính phủ cũng đã cân nhắc về thời điểm, nội dung, phương pháp.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, khi có Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về đất đai giai đoạn 2021 – 2030 thì khi đó Chính phủ sẽ có ngay trên bàn dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Chống ô nhiễm môi trường như chống giặc
Về bảo vệ môi trường, nhiều đại biểu Quốc hội, nhà khoa học và nhân dân đánh giá, Chính phủ đã nhận diện, xác định và trình Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Bảo vệ môi trường, bảo đảm người dân được sống trong môi trường trong lành.
Quan điểm, chủ trương chỉ đạo chung đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển và không hy sinh môi trường vì kinh tế. Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã có nhiều vấn đề rất cụ thể, sát sườn như: xử lý nước thải, nước sinh hoạt… thì dự thảo Luật đưa ra quan điểm người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Cùng với đó, Nhà nước cam kết đầu tư vào môi trường; nhân dân là trung tâm triển khai thực hiện trong đó có vai trò giám sát. Coi rác thải là tài nguyên với hơn 40% tái chế sử dụng. Việc sử dụng này, Chính phủ cũng hết sức cẩn trọng và có lộ trình và nhiều phương thức trên kinh nghiệm quốc tế.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong nhận được nhiều ý kiến và coi chống ô nhiễm môi trường như chống giặc, coi ô nhiễm là kẻ thù, coi như chống dịch COVID-19 để bảo đảm sức khỏe của nhân dân.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. |
Việt Nam có khả năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam được nhận định có khả năng trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2020.
Đề cập đến công tác điều hành xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như trên thế giới những tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, thời điểm đó diễn biến xuất khẩu gạo phức tạp do các quốc gia đang trong thời kỳ chống dịch căng thẳng, khó khăn. Rất nhiều nước đang tăng mua, tăng tích trữ lương thực.
Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, bên cạnh đó là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gây nguy cơ và tâm lý thiếu lương thực. Đặc biệt giá gạo liên tục tăng nhanh khi hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng tới 31,7 % so với cùng kỳ; có nguy cơ đến đầu vụ hè thu sẽ bị thiếu hụt nguồn cung lương thực.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 để đảm bảo các nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo cũng như ổn định giá gạo trong nước và đảm bảo chủ động trong dự trữ lương thực.
Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện, trên cơ sở rà soát trữ lượng gạo tồn trữ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trên địa bàn cả nước, đồng thời, xem xét các hợp đồng gạo mà Việt Nam đã ký với nước ngoài, các bộ, ngành đã chủ động báo cáo và Thủ tướng đồng ý cho phép tiến hành kiểm tra, đánh giá lại toàn diện về các hợp đồng đã đăng ký xuất khẩu gạo cũng như hợp đồng gạo đã giao.
Nhấn mạnh sự điều hành linh hoạt của Thủ tướng và Chính phủ khi chỉ đạo quản lý xuất khẩu gạo chặt chẽ và thông qua hạn ngạch xuất khẩu gạo tạm thời là 400.000 tấn trong tháng 4, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: Ngay sau đó, đánh giá có điều kiện để phát triển xuất khẩu gạo, nhất là khi giá gạo thế giới đang tiếp tục ở mức cao và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khi có đủ cơ sở để yên tâm về vụ gạo hè thu sắp tới cũng như lượng gạo tồn trữ, Thủ tướng đã thống nhất (trong cuộc họp với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành) tiếp tục cho triển khai hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường trong tháng 5.
Mặc dù có một số ý kiến cho rằng điều hành chưa thực sự thông suốt nhưng kết quả của 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt cơ bản tốt; xuất khẩu 3,06 triệu tấn gạo, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đạt 1,48 tỷ đô la Mỹ, tăng 25,44 %.
Hàng loạt chính sách khuyết khích đầu tư năng lượng mới đã được ban hành
Liên quan đến các dự án điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, tổng sơ đồ Quy hoạch điện 7 đang bộc lộ rất nhiều vấn đề cần phải có những điều chỉnh, thay đổi để đảm bảo yêu cầu cân đối cung cấp điện cho những năm tới, đặc biệt giai đoạn 2024 – 2025 là giai đoạn thiếu điện. Bộ Công Thương đánh giá điện mặt trời là nguồn năng lượng quý báu để bù cho lượng điện năng thiếu hụt trong thời gian qua.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hàng loạt các chính sách, cơ chế mới để đảm bảo khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới đã được Chính phủ ban hành.
Ví dụ như Quyết định 11 về cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời, cơ chế mua điện gió cố định (giá FIT) hay cơ chế quyết định trợ giá điện gió, đã tạo nên động lực để thu hút đầu tư mới trong phát triển năng lượng. Tuy nhiên, để bổ sung những dự án này phải đảm bảo nguyên tắc, quy định pháp lý về bổ sung quy hoạch cũng như đảm bảo nhu cầu, yêu cầu trong điều hành phát triển điện.
Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành đã bổ sung nguồn điện mặt trời trên 10.000 MW, tiến hành vận hành 90 dự án điện mặt trời với công suất 5.000 MW. Đây chính là nguồn năng lượng quý, giúp bù nguồn thiếu hụt điện năng vừa qua.
Bộ đã bổ sung quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho bổ sung quy hoạch 11630 MW. Việc lựa chọn các nhà đầu tư và tổ chức thực thi là trách nhiệm và quyền hạn của các chính quyền các địa phương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng, Hải Phòng |
“Dọn tổ đón đại bàng” thì cũng nên “rắc thóc cho chào mào, chim sẻ”
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, sáng suốt của Chính phủ, Thủ tướng trong phòng, chống dịch COVID-19 và những thành quả đầy tự hào, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, nhân dân và cử tri tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.
Cùng với việc kiểm soát tốt dịch, chúng ta đã bước đầu thành công trong thực hiện mục tiêu kép: Tái khởi động lại và khôi phục nền kinh tế… Tại thời điểm hiện nay, theo đại biểu Bùi Thanh Tùng, cần ưu tiên cao cho việc khôi phục kinh tế sau dịch COVID-19. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, chúng ta cần tạo điều kiện cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp.
Thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, nhiều địa phương đã “trải thảm đỏ” cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đa quốc gia về đầu tư ở địa phương mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, với những sự ưu ái đó thì đối với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thủ tục đầu tư vẫn còn phức tạp và kéo dài.
Các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Đất đai còn nhiều nội dung chưa thống nhất, gây nên sự lúng túng, dè chừng, đùn đẩy của các cơ quan chức năng trong quá trình thẩm định, xem xét giải quyết các thủ tục cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp từ quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chấp thuận đầu tư, tính giá đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các giấy phép về xây dựng công trình.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp phải mất từ 3-4 năm cho việc chạy lòng vòng và bước dần qua các thủ tục này, thực sự cảm thấy hụt hơi, nản chí.
“Thiết nghĩ chúng ta đang dọn tổ đón đại bàng thì cũng nên rắc thóc cho chào mào, chim sẻ để thực sự có được sự công bằng và tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp phát huy nội lực của doanh nghiệp trong nước, góp phần nhanh chóng hồi phục kinh tế”, đại biểu Bùi Thanh Tùng nói.
Cần bố trí đủ vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội
Đánh giá cao việc ban hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội thời gian qua, đại biểu Bùi Thanh Tùng kiến nghị với Chính phủ, khi xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách tín dụng xã hội, cần tính toán bố trí đủ nguồn lực, nguồn vốn cho ngân hàng Chính sách xã hội nhằm kịp thời triển khai thực hiện, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của chương trình;
Đồng thời, xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng của các chương trình cho vay như học sinh – sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng là hộ có mức sống trung bình, xem xét có chính sách ưu đãi tín dụng cho những người có thu nhập thấp đang được vay vốn để phát triển sản xuất – kinh doanh, nâng thu nhập để ổn định cuộc sống, cho phép tiếp tục cho vay đối với hộ mới thoát nghèo khi hết thời gian quy định là 31/12/2020;
Cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa 5 năm…
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, Nam Định |
Điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế là rất cần thiết
Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm mạnh, thị trường bị thu hẹp, nhất là lĩnh vực dịch vụ.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) thì kinh tế toàn cầu tăng trưởng -5,2%. Còn ở Việt Nam, mặc dù dịch bệnh đến nay cơ bản đã được kiểm soát, nhưng đối với kinh tế – xã hội, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh là khá nặng nề.
Trước thực tế này, việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế là rất cần thiết. Chúng ta cần đánh giá sự phát triển của đất nước trên một mặt bằng mới, một nền tảng mới, với sự nỗ lực cao nhất của cả hệ thống chính trị.
Đại biểu nhất trí với đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu vĩ mô khác như thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế,… Tuy nhiên, cùng với việc điều chỉnh thì vẫn phải bảo đảm ổn định vĩ mô, giữ giá trị của đồng tiền Việt Nam.
Chúng ta sẽ sớm đưa đất nước vượt qua đại dịch
Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, nhiều nhà đầu tư bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu COVID-19. Nhân cơ hội này chúng ta phải có những hình thức xúc tiến đầu tư phù hợp với các tập đoàn toàn cầu, có tiềm lực về tài chính và công nghệ đang quan tâm đến thị trường Việt nam. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để triển khai công tác này. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm một số giải pháp sau:
Thứ nhất, chúng ta đã có nhiều ưu đãi trong Luật Đầu tư nhưng để thu hút những tập đoàn hàng đầu thế giới, cần có những ưu đãi mới có tính cạnh tranh với các quốc gia khác. Cần mạnh dạn xem xét linh hoạt, phát huy tối đa sự phân cấp và ủy quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ở mức cao hơn để Thủ tướng chủ động có các phương án cụ thể để đàm phán.
Thứ hai, Chính phủ tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật (nhất là các Luật Đầu tư, Đầu tư công, Đất đai, Quy hoạch), đề xuất với Quốc hội sửa đổi luật theo thủ tục rút gọn, một luật sửa nhiều luật và kết hợp thảo luận bằng hình thức trực tuyến để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những chính sách mới có tính chất đột phá để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh trong giai đoạn phát triển mới hiện nay. Thậm chí, có thể nghiên cứu triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội để sửa đổi kịp thời các luật nêu trên.
Thứ ba, cần dành thêm nguồn lực đầu tư cho những hạ tầng chiến lược, có vai trò kết nối vùng và liên vùng như đường cao tốc, sân bay, bến cảng; hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin; phát triển mạnh thương mại điện tử.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, chú trọng phòng, chống bằng những cải cách về thể chế, bằng sự công khai, minh bạch của pháp luật và các hoạt động kinh tế. Những bất cập của cơ chế chính sách, của pháp luật được phát hiện qua quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra cần phải được sửa đổi kịp thời.
“Biết rằng, chặng đường phía trước còn lắm gian nan nhưng với quyết tâm cao; nỗ lực lớn; hành động quyết liệt, hiệu quả; không chủ quan, nóng vội; không mất cảnh giác, không say sưa với chiến thắng, tôi tin rằng chúng ta sẽ sớm đưa đất nước vượt qua đại dịch”, đại biểu Mai Thị Phương Hoa khẳng định.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) |
Việt Nam có thể công bố hết dịch ở trong nước
Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM đánh giá, do có chính sách chỉ đạo chung sớm, kịp thời, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch COVID-19.
Trên cơ sở phân tích rất chi tiết về chiến lược phòng chống dịch của các quốc gia trên toàn cầu, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, có thể rút ra 4 giải pháp quan trọng. Đó là phải đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc, rửa tay sát trùng và phải thực hiện cách ly triệt để. Tại Việt Nam, do có chính sách chỉ đạo chung sớm, kịp thời, chúng ta đã kiểm soát rất tốt đại dịch.
Xét trên 3 tiêu chí (tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân; tỷ lệ người đang điều trị; số người tử vong), Việt Nam có thể công bố hết dịch ở trong nước.
Cụ thể, tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân không quá 5 người (hiện ta chỉ có 3,1 người nhiễm/1 triệu dân); hai là tỷ lệ người đang điều trị không quá 1 người trên 1 triệu dân (thực tế chỉ có 0,2 người); và thứ ba là không có người chết.
Cần lập trình quá trình mở lại nền kinh tế
Lưu ý rằng Việt Nam có quan hệ kinh tế với nhiều nước, nhưng chỉ có 17 nền kinh tế có quan hệ đối tác quan trọng nhất, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “17 nước này quyết định 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch đến Việt Nam nên đề nghị cần giám sát và lập trình mở cửa với 17 nước này theo lộ trình, thỏa thuận hai bên”.
Theo đại biểu, từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, 10/17 nền kinh tế này sẽ không còn dịch ở tiêu chí dưới 10.000 người đang điều trị trên 1 triệu dân, trong đó có: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Công, Đức, Australia… Việt Nam cần sớm xác lập cụ thể lộ trình mở cửa với 10 nước này.
Đối với 7 nền kinh tế còn lại chưa đến độ an toàn như Ấn Độ, Mỹ, Singapore… thì cần theo dõi để khi họ có điều kiện thì thiết lập ngay.
Một vấn đề Việt Nam cần quan tâm, đó là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm nay nhiều khả năng giảm 30% so với năm ngoái, thương mại quốc tế giảm 18% và du lịch giảm 50%. “Chúng ta cần tính tới các dự báo này để có điều chỉnh phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Thiện nhân cho biết ông đã phân tích toàn diện về tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và những giải pháp cần thực hiện để khôi phục nền kinh tế, nhưng do thời gian phát biểu hạn chế nên đại biểu sẽ gửi tới tận tay các đại biểu Quốc hội văn bản nêu rõ 9 nhóm giải pháp này.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Việt Nam có thể và cần lập trình quá trình mở lại nền kinh tế, chủ động bảo vệ năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, phát huy động lực kép và sức mạnh của dân tộc Việt Nam để phát triển kinh tế, ổn định xã hội”.
Đại biểu Nguyễn Tạo, Lâm Đồng. |
Củng cố nguồn lực, vượt qua thử thách
Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) thống nhất cao với những nhận định đánh giá tình hình dự kiến kịch bản tăng trưởng và các nhóm nhiệm vụ giải pháp được nêu trong báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương cần quan tâm tới một số nội dung trong quá trình triển khai thực hiện như sau:
Trước tiên, với tinh thần và tính mạng sức khỏe con người là trên hết trước tình hình dịch bệnh trong khu vực và thế giới diễn biến vô cùng phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Đề nghị cần phải tiếp tục thực thi các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 một cách phù hợp hơn, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và đề nghị hết sức thận trọng mở các đường bay quốc tế trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần có sự điều chỉnh thích hợp trong thời gian tới trong khi nhà nước ta bảo đảm nhiều mục tiêu khác nhau, vừa bảo đảm cho nguồn lực đầu tư phát triển. Vì vậy cần kịp thời thực hiện tăng cường củng cố nguồn lực nhằm vượt qua thử thách khó khăn trong năm 2020 tạo sự vững chắc, chuẩn bị bứt phá vươn lên trong những năm tiếp theo để phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế toàn cầu.
Mặt khác, cần nghiên cứu xem xét điều chỉnh kịp thời quy trình kế hoạch xuất nhập khẩu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam để phù hợp với tình hình diễn biến bất thường, thiên tai dịch bệnh. Cần hết sức tránh những vấn đề lúng túng, bị động như điều chỉnh xuất khẩu gạo trong đêm khuya, giảm giá thì kêu trên tivi như trong thời gian vừa qua.
Nhanh chóng ổn định và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển ổn định thị trường trong nước với hơn 96 triệu người dân góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là lời giải lâu dài cho bài toán nông sản lặp đi lặp lại trong thời gian vừa qua.
Quan tâm mạnh mẽ, thiết thực hơn đến phát triển hệ thống giao thông Tây Nguyên
Vềchính sách, đầu tư giữa các vùng, đại biểu Nguyễn Tạo tha thiết đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm mạnh mẽ, thiết thực hơn đến phát triển hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên.
Theo đại biểu, cử tri đã kiến nghị rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, thực trạng giao thông hiện nay đang rất hạn chế và bất cập. Không có giao thông đường sắt, đường thủy. Đường hàng không thì các hãng hàng không chưa được đầu tư xứng tầm, có đường bay quốc tế nhưng không có hãng hàng không quốc tế.
Giao thông đường bộ kết nối giữa các địa phương qua tuyến quốc lộ trong đó các đường Hồ Chí Minh và Trường Sơn Đông đang thực hiện dở dang. Hệ thống giao thông đường ngang còn lại là đường quốc lộ cho 4 và cho 5 miền núi.
Trong khi cả nước đến nay có gần 2.000km đường cao tốc thì toàn bộ Tây Nguyên có 30km đường cao tốc được đầu tư cách đây hơn 20 năm do sự quan tâm của Bộ Quốc phòng và địa phương… Thực tế này thấy những bất cập trong phân bổ vốn đầu tư giao thông hiện nay.
Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Tạo cũng nêu rõ, cử tri cho rằng, cần đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng giao thông toàn diện, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nguyên để trong tương lai, vùng đất này vươn lên mạnh mẽ, bay cao bay xa.
Theo Chương trình làm việc, Quốc hội dành 2 ngày (ngày 13 và 15/6) để thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; tình hình thực hiện kế hoạch.
Trước đó, tại phiên họp khai mạc, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội. Quốc hội đã dành thời gian thảo luận tại tổ về các nội dung trên.
Tiếp theo đó, Chính phủ đã có Tờ trình số 290/TTr-CP ngày 11/6/2020 về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế, cụ thể hóa một số nội dung trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, đã được Tổng thư ký Quốc hội gửi các đại biểu qua hệ thống điện tử. Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã có báo cáo thẩm tra về các vấn đề có liên quan gửi Quốc hội.
Tại phiên họp ngày 13/6, đã có 40 đại biểu phát biểu ý kiến, 9 đại biểu tham gia tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, nhất là đánh giá về công tác điều hành, quản lý nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các báo cáo đã phản ánh đầy đủ, nhận định thẳng thắn, khách quan về những kết quả đạt được, những khó khăn, thách thức và đưa ra các giải pháp, chủ trương phục hồi kinh tế.
Thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020, các đại biểu tập trung cho ý kiến về những nội dung sau:
Thứ nhất, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch năm 2019, các đại biểu tập trung thảo luận về: Việc thực hiện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu. Năm 2019, mặc dù tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, KT-XH đạt được kết quả tích cực, tạo tiền đề phát triển cho năm 2020;
Đồng thời, các đại biểu đánh giá cao công tác điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ trong thực hiện mục tiêu vừa chống dịch COVID-19, vừa phát triển KT-XH; công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 của nước ta với nhiều giải pháp kịp thời, phù hợp đã được cộng đồng quốc tế khen ngợi.
Về kinh tế và ngân sách nhà nước, các đại biểu tập trung cho ý kiến về: Cơ cấu lại nền kinh tế; về kinh tế vĩ mô; về hoạt động tín dụng; về ngân sách nhà nước; về đầu tư phát triển, giải ngân vốn đầu tư công; về tình trạng phá rừng; về giao thông vận tải; về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh…
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến về vấn đề lao động, đào tạo nguồn nhân lực; về đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số; về quản lý tài nguyên; về cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước; về phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông; về quốc phòng, an ninh; về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế…
Thứ hai, về tình hình triển khai kế hoạch năm 2020, các đại biểu đã cho ý kiến về những nội dung sau: Tình hình phòng chống đại dịch COVID-19, những ảnh hưởng của đại dịch đối với đời sống KT-XH; về những bài học rút ra từ sự lãnh đạo của Đảng, công tác điều hành đúng đắn, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ; sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch.
Các đại biểu cũng cho rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nhưng tăng trưởng GDP trong quý I/2020 đã đạt 3,82%, thuộc nhóm những nước tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới; lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng được bình ổn; an ninh năng lượng, an toàn thực phẩm được bảo đảm,…
Thứ ba, về các giải pháp, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020, các đại biểu cơ bản đồng tình với 9 nhóm giải pháp được nêu trong Báo cáo của Chính phủ nhằm khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 trong việc phục hồi và phát triển KT-XH.
Để tiếp tục duy trì những thành tựu, kết quả đạt được, các đại biểu đề nghị cần thực hiện hiệu quả những giải pháp sau: Bảo đảm nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng; cải cách chế độ công chức, công vụ; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao hiệu quả công tác tư pháp, thi hành pháp luật, phòng ngừa tội phạm; thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa; có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19 nhất là tại khu vực nông thôn, miền núi; chú trọng công tác phát triển và bảo vệ rừng; tập trung kích cầu du lịch trong nước sau đại dịch COVID-19…
Thảo luận về Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018, các đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội; đánh giá cao kết quả thu ngân sách nhà nước vượt dự toán 8,5%, nhiều khoản thu đạt hoặc vượt dự toán đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý thuế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho ý kiến về các nội dung như: Việc thực hiện chính sách tài khóa năm 2018; công tác quản lý thu, xử lý nợ đọng thuế, chấp hành nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế; kết quả thực hiện chi ngân sách nhà nước năm 2018; việc kiểm soát bội chi, quản lý nợ công, các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách; hiệu quả quản lý ngân sách; việc chấp hành các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017…
Trong quá trình thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã phát biểu giải trình, làm rõ thêm ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Phát biểu kết thúc phiên họp ngày 13/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về KT-XH, ngân sách nhà nước. Một số bộ trưởng sẽ tham gia thảo luận và làm rõ một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực của Bộ, ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. |
Các hoạt động văn hóa, thể thao đang hoạt động trở lại bình thường
Tham gia giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, thời gian qua, toàn ngành cùng cả nước đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phòng, chống dịch và các giải pháp nhằm phục hồi kinh tế theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng.
Báo cáo một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng cho biết, các di tích danh lam thắng cảnh của đất nước đã mở cửa trở lại trong tháng 5 để đón khách bình thường.
Ví dụ vịnh Hạ Long đã đón 130 nghìn lượt khách, trong đó có 416 khách quốc tế. Khu du lịch Tràng An đã đón 76 nghìn lượt khách, trong đó có 1.900 khách quốc tế, tuy nhiên đây là khách quốc tế ở Việt Nam…; 11 bảo tàng tiêu biểu đã đón 66 nghìn lượt khách.
Các hoạt động văn hóa cơ sở đã diễn ra sôi nổi và tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền trực quan tại các thành phố, đô thị; các thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát cũng mở cửa trở lại bình thường.
Trong lĩnh vực thể thao, các hoạt động thể thao đã hoạt động trở lại bình thường, đặc biệt Giải bóng đá vô địch quốc gia. Các giải bóng đá ở Việt Nam rất đông khán giả đến xem. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới tổ chức giải bóng đá có khán giả đến xem trong tình hình hiện nay, được thế giới đánh giá rất cao nhờ công tác phòng, chống dịch tốt.
Các hoạt động thể dục thể thao khác cũng được tổ chức; các vận động viên được triệu tập để tập luyện bình thường, chuẩn bị cho các giải đấu sắp tới. Theo Bộ trưởng, “các hoạt động văn hoá – thể thao đang hoạt động trở lại bình thường một cách nhanh nhất”.
Du lịch nội địa bắt đầu phục hồi
Đối với ngành du lịch, Bộ trưởng cho biết, đây là lĩnh vực chịu thiệt hại rất nặng do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong 5 tháng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm hơn 50%; lượt khách nội địa giảm 58% và tổng thu của ngành du lịch giảm gần 50% so với cùng kỳ.
Trong quý I, có 95% số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đã dừng hoạt động, số doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế mới giảm 48%; công suất phòng trung bình của các cơ sở lưu trú chỉ đạt khoảng 20% so với cùng kỳ.
Sau khi có Chỉ thị 19 của Thủ tướng cho phép khởi động lại các hoạt động du lịch nội địa, Thủ tướng đã trực tiếp tuyên bố khởi động lại thị trường du lịch nội địa tại Quảng Ninh ngày 21/5 vừa qua và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Hầu hết các địa phương có tiềm năng du lịch, các hiệp hội, doanh nghiệp đồng loạt hưởng ứng kế hoạch kích cầu bằng cách tổ chức kết nối doanh nghiệp kinh doanh nghiệp với các điểm thăm quan, vui chơi giải trí… tạo các sản phẩm kích cầu du lịch với nhiều ưu đãi. Nhờ vậy, trong tháng 5, du lịch nội địa bắt đầu phục hồi, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng 780% so với tháng 4 nhưng giảm 90% so với cùng kỳ.
Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều địa phương đã ghi nhận lượng khách nội địa theo ngày như Hạ Long, Sầm Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… Đặc biệt, dịp cuối tuần tại các điểm du lịch công suất phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng ven biển đều khá cao, đạt 70%. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, Chương trình nội địa mới đạt kết quả thực hiện, còn rất yếu ớt, cần có các giải pháp kích cầu du lịch nội địa.
“Tôi đề nghị và trân trọng kính mời đồng bào và nhân dân cả nước đi du lịch trong nước”
Về giải pháp để phục hồi ngành du lịch, theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trước hết cần tiếp tục đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa, coi đây là điểm tựa, bà đỡ, là nền tảng để phục hồi nhanh ngành du lịch của chúng ta.
Các giải pháp cụ thể là tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện lại kích cầu du lịch nội địa, kế hoạch người Việt Nam đi du lịch Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6 cũng như các tháng tiếp theo thì toàn ngành du lịch, nhiều địa phương đã quảng bá kích cầu ngành du lịch như: Chương trình kích cầu du lịch nội địa TP Hồ Chí Minh đến 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, kích cầu du lịch từ Hội An liên kết với Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Có thể nói rằng, tất cả các địa phương trên cả nước đang triển khai các hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Có các giải pháp làm mới sản phẩm du lịch, nâng cao phát triển du lịch, lan tỏa thông điệp Việt Nam an toàn trên thế giới để có thể đón khách quốc tế sớm nhất có thể.
Và tại diễn đàn này, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và thông điệp Người Việt Nam du lịch Việt Nam, “chúng tôi khẳng định rằng ngành du lịch Việt Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ nhân dân cả nước đi du lịch”, Bộ trưởng nói.
Có thể nói rằng, đất nước ta ai cũng biết có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, độc đáo, phong phú, hấp dẫn, cơ sở hạ tầng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng không thua kém các nước phát triển, giá cả hợp lý.
Minh chứng là du lịch Việt Nam năm 2019 đạt được các giải thưởng Điểm đến hàng đầu châu Á, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á, Điểm đến thành phố văn hóa Hội An hàng đầu châu Á, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á. Cùng với nhiều giải thưởng du lịch quốc gia, hàng loạt khách sạn, nghỉ dưỡng cao cấp, điểm đến hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành trong nước được vinh danh và nhận giải thưởng. Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng du lịch cao, chính vì vậy không có lý do gì để chúng ta không đi lịch trong nước. “Tôi đề nghị và trân trọng kính mời đồng bào và nhân dân cả nước đi du lịch trong nước”, Bộ trưởng kêu gọi.
Phải phục hồi, phát triển du lịch toàn diện hơn
Giải pháp thứ hai, theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, đó là phải phục hồi và phát triển du lịch một cách toàn diện hơn. Phải thực hiện nghiêm các giải pháp của Thủ tướng về kích cầu du lịch nội địa như tôi đã báo cáo và trong cuộc họp chiều 9/6 vừa qua, Thủ tướng nhấn mạnh không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ồ ạt khi không thể xác định mức độ an toàn với các nước; bảo vệ sức khỏe của nhân dân luôn là ưu tiên hàng đầu, kể cả phải hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt.
Cho nên, “chúng tôi sẽ luôn bám sát tình hình dịch bệnh các nước trên thế giới để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để mở cửa từng bước”, Bộ trưởng cho biết.
Theo kinh nghiệm hiện nay để thu phục du lịch hoàn toàn sẽ trải qua 4 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là chỉ du lịch nội địa; chúng ta đang ở giai đoạn một. Giai đoạn 2 thí điểm đón khách quốc tế trên cơ sở trao đổi khách song phương với một số quốc gia an toàn, chúng tôi đang nghiên cứu xem thử quốc gia nào an toàn để chúng ta làm thí điểm việc này cho thận trọng. Ba là, trên cơ sở đó chúng ta sẽ mở rộng số quốc gia khu vực trong thực nghiệm trong đón khách quốc tế. Thứ tư là hoạt động đón khách quốc tế sẽ diễn ra bình thường.
“Chúng ta đang ở giai đoạn một và khi du lịch phục hồi hoàn toàn còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh ở các nước trên thế giới” – khẳng định điều này, Bộ trưởng cho rằng, cuộc cạnh tranh khách du lịch quốc tế sau dịch sẽ rất khốc liệt, vì tất cả các nước đều tranh thủ thời cơ này, xem thử ai có thể tận dụng thời cơ này tốt nhất.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình trước Quốc hội. |
Vượt qua những tổn thương gay gắt, nông nghiệp đạt thắng lợi kép
Tham gia giải trình trước Quốc hội một số nội dung liên quan đến nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong 5 tháng đầu năm, nền kinh tế của chúng ta chịu tác động và tổn thương lớn nhất từ thiên tai, dịch bệnh mà bao trùm là đại dịch COVID-19.
Theo Bộ trưởng, tất cả các ngành nghề đều chịu tác động, nhưng riêng ngành nông nghiệp thì tổn thương ở mức độ gay gắt hơn, vì ngành chịu tác động kép, đó là: Bên cạnh tác động của đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp còn chịu tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và dịch bệnh nông nghiệp xảy ra ở quy mô rất nặng, mang tính chất toàn cầu.
Bộ trưởng dẫn chứng, chưa năm nào là 30 Tết, mưa 120-140mm tại Thủ đô. Chưa bao giờ mùng 1 Tết mà mưa đá ở 7 tỉnh, 12.000 ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng toàn bộ mái. Đây là một điểm bất thường. Từ đó đến nay 117 trận lốc xoáy mưa đá, trong đó có 34 trận mưa đá ở 42 tỉnh thành, cho thấy tính rất dị thường. Cũng chưa năm nào cả 3 miền Bắc – Trung – Nam vào sản xuất vụ Đông Xuân mà đều gặp hạn như năm nay. Chưa bao giờ hạn mặn lịch sử ở đồng bằng sông Cửu Long hơn cả năm 2016. Ngoài thời tiết cực đoan, thì dịch tả lợn châu Phi hoành hành, sâu keo mùa thu đe dọa, dịch châu chấu châu Phi còn đang phải đề phòng.
Trước tác động kép như vậy, Bộ trưởng cho biết, yêu cầu của Chính phủ trong bối cảnh dịch COVID-19 với ngành nông nghiệp, là bằng giá nào cũng phải bảo đảm hai chỉ tiêu: Lương thực và thực phẩm.
Đất nước gần 100 triệu dân, trong bối cảnh đại dịch, hai chỉ tiêu này không hoàn thành sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Trước tình hình đó, với chỉ đạo chung của Trung ương, ngành cũng như các địa phương, các thành phần kinh tế, chúng ta có nhiều cố gắng. Các nhóm giải pháp được đề ra, như nhận thức rõ các thách thức từ sớm; xây dựng đồng bộ các nhóm giải pháp; nâng cao ý thức cả hệ thống chính trị, đến toàn dân, đến tất cả các cấp…
“Đến giờ phút này điểm lại mục tiêu lương thực rất đáng mừng, tất cả vụ xuân từ Bắc – Trung – Nam, chúng ta đã thu hoạch xong 3 triệu ha với sản lượng cao nhất, năng suất bình quân 60 tạ, tổng sản phẩm bảo đảm 20,5 triệu tấn lương thực” – Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là mục tiêu mà bà con nông dân, các thành phần kinh tế và hệ thống chính trị chúng ta đã đạt được, góp phần quan trọng vào việc củng cố kết quả chống dịch COVID-19.
Từ đó, đưa lại 3 kết quả kép: Tổng sản phẩm vụ xuân cao nhất trong những năm gần đây, giá thành sản xuất chỉ hơn 3.000 đồng/1kg, bán ra thấp nhất 5.800 đồng/1kg, bà con được giá. Xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 3 triệu tấn, tăng 19% về giá trị. Lương thực đạt kết quả tích cực trong hoàn cảnh khó khăn.
Về thực phẩm, “nếu như đầu năm, Chính phủ giao khu vực nông nghiệp sản xuất 14,5 triệu tấn thực phẩm, bao gồm 5,8 triệu tấn thịt, 8,5 triệu tấn thủy sản các loại; cùng với đó là 14,6 tỷ quả trứng, 1,2 triệu lít sữa; thì đến giờ phút này, tất cả mục tiêu, tiến độ của chúng ta đều cơ bản đáp ứng, trừ giá lợn hơi cao”, Bộ trưởng nói.
Đẩy nhanh tiến độ tái đàn để giảm giá thịt lợn
Giá lợn cao, theo Bộ trưởng là do dịch tả lợn châu Phi – loại dịch bệnh rất đặc biệt, hết sức nguy hiểm cho ngành chăn nuôi lợn trên thế giới và Việt Nam.
Bộ trưởng cho biết, tháng 8/2018, dịch bệnh chính thức xảy ra ở Trung Quốc, sau một năm rưỡi, trên toàn thế giới 33 nước bị ảnh hưởng và tổng đàn lợn của toàn thế giới vào tháng 12/2019 đã bị giảm 12%. Trung Quốc là quốc gia bị tổn thương lớn nhất giảm tới 53%, kéo theo hệ lụy là giá lợn cao.
Về giải pháp giảm giá thịt lợn, Bộ trưởng cho rằng, “quyết tâm chúng ta thì cần phải có thời gian”. Trong quý I/2020, chúng ta phải nhập một triệu tấn thịt lợn. Vì dịch này đặc biệt như vậy, nên ảnh hưởng đến chúng ta, thiệt hại tổng số xấp xỉ 6 triệu con lợn, về lượng giảm 20%, về khối lượng giảm 9,6%. “Đây là nguyên nhân cơ bản gây biến động giá thịt lợn”, Bộ trưởng cho biết.
Trước tình hình đó, ngay từ tháng 3/2019, chúng ta có chủ trương phát triển các nhóm thực phẩm khác, là phát triển đàn gà, phát triển thủy sản, trứng. Cuối năm 2019, chúng ta bù đắp được 760 nghìn tấn, do đó không xảy ra thiếu thực phẩm.
Bộ trưởng cũng thừa nhận “thịt lợn thiếu” và theo lộ trình phải phục hồi đàn đến quý IV/2020, thì số đầu lợn sẽ ngang bằng 31 triệu con trước khi bị dịch. Chính vì thế, “quy luật cung cầu chưa gặp nhau, giá tăng”.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương đẩy nhanh hơn quá trình tái đàn, tuy nhiên vừa phải bảo đảm tái đàn nhưng vừa phải bền vững, vì nguy cơ dịch quay trở lại rất cao, do đó, không phải cứ quay trở lại, cứ tái đàn một cách bừa bãi, Bộ trưởng nói.
Lúc này phải hỗ trợ cho bà con nông dân
Cũng theo Bộ trưởng, cần tập trung tái đàn cho các hộ nhỏ lẻ, vừa bảo đảm an toàn, vừa bảo đảm đủ giống cho các hộ này, và bảo đảm tính bền vững khi tái đàn, không bị tái dịch.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ đã yêu cầu 15 đơn vị lớn, là các doanh nghiệp không chỉ chăm lo con giống, mà còn phải bán, cung cấp dịch vụ cho người dân.
Rất nhiều địa phương cũng có chính sách hỗ trợ, như Hà Nội hỗ trợ 4 triệu đồng/ con lợn giống, Nghệ An 2 triệu đồng/con. Phải hỗ trợ cho bà con nông dân lúc này, chứ nếu không 3 triệu đồng/con giống, thì tiền đâu mua con giống? Đây là sự “rất cố gắng”. Nhà nước cũng đã bị thiệt hại.
Nhân diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng khuyến nghị, “nên lựa chọn thực phẩm đa dạng”; “không có lý gì cứ tập trung ăn thịt lợn, có thể ăn cá, tôm, trứng, gà… đều của nông dân cả, vừa bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, vừa không gây áp lực lên ngành hàng nào”.
Đánh giá lại để đưa ra Chương trình phát triển rừng bền vững
Về tình hình sạt lở, hạn hán ở một số vùng, Bộ trưởng cho biết, tình hình này diễn ra nghiêm trọng hơn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay Chính phủ đang bố trì nguồn lực để xử lý vấn đề này, tính toán lại toàn bộ các vấn đề có liên quan; bố trí ổn định lại sản xuất và đời sống người dân; tập trung các giải pháp về trồng rừng.
Liên quan đến vấn đề bảo vệ rừng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện nay chúng ta đang có chính sách hỗ trợ bà con và các chính sách phát triển rừng, vấn đề chi trả dịch vụ rừng đã tăng, tuy nhiên, tới đây cần tiếp tục tăng thêm để người dân tham gia giữ rừng.
Thời gian tới, Bộ sẽ khảo sát đánh giá lại để đưa ra Chương trình phát triển rừng bền vững, tổng kết Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết một số vướng mắc trong chi trả dịch vụ môi trường rừng để đảm bảo việc bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước.
Đại biểu Đỗ Thị Lan, Quảng Ninh. |
Khẩn trương giải quyết vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp
Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) đề nghị, cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp được coi là “xương sống” của nền kinh tế.
Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng hầu hết đến các doanh nghiệp từ doanh thu, việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động… Chính phủ đã ban hành những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người lao động nhưng quá trình thực hiện các chính sách còn chậm đi vào cuộc sống.
“Đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện các chính sách, giải quyết bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, người lao động tiếp tục tiếp cận nhanh với các chính sách; đồng thời, cũng là biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vượt khó, ổn định phát triển”, đại biểu Đỗ Thị Lan nói.
Hoàn thiện thể chế để đón các nhà đầu tư
Về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đại biểu Đỗ Thị Lan nhận thấy, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt nhưng quá trình thực hiện cũng còn nhiều bất cập. Những quy định pháp luật còn bất cập, chồng chéo, không phù hợp đã được phát hiện, sửa đổi, bổ sung song việc sửa đổi cũng còn chậm.
Một số dự án luật đến nay có hiện tượng có thêm giấy phép, thủ tục hành chính, tăng thẩm quyền cho cơ quan quản lý cấp trên, chưa thực sự phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương.
Đại biểu Đỗ Thị Lan đề nghị Chính phủ có giải pháp đồng bộ, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; thể chế, cơ chế pháp luật, tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với chịu trách nhiệm, cắt giảm thủ tục hành chính ngay từ khi xây dựng ban hành văn bản pháp luật; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách pháp luật và thực hiện hiệp định cam kết với quốc tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, dự báo tình hình, cung cấp thông tin về khả năng đón nhận làn sóng chuyển dịch đầu tư từ các nước để có sự chủ động về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý để đón nhận nhà đầu tư, phát triển kinh tế; đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng cần thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và các cam kết với quốc tế.
Sớm dự báo, phân tích định hướng về thị trường lao động
Liên quan đến thông tin việc làm và thị trường lao động, đại biểu Đỗ Thị Lan nhận thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ người lao động trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ lao động thiếu việc làm, tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng cao so với nhiều năm trước. Thu nhập đời sống của người dân bị ảnh hưởng, người lao động mong muốn các chính sách của nhà nước sớm được thực hiện, bảo đảm mục tiêu nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn, góp phần ổn định xã hội.
Tình hình dịch bệnh thời gian qua cho thấy, các nước trên thế giới đã chú trọng dự báo xu hướng thông tin thị trường lao động, ví dụ như Hoa Kỳ. Ở nước ta, thông tin về thị trường lao động được nhiều người quan tâm, nhất là sau dịch bệnh và chuẩn bị đón làn sóng kinh tế mới từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là các thông tin, định hướng về cung, cầu thị trường lao động, yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, “cơ sở thông tin dữ liệu thị trường lao động của nước ta hiện đang rất hạn chế, không đủ khả năng cung cấp thông tin về thị trường”, đại biểu Đỗ Thị Lan chỉ rõ. Số liệu về thị trường lao động chủ yêu thông qua cục thống kê hoặc khi cần mới được nắm bắt từ các cấp, các cơ quan doanh nghiệp liên quan, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động, tới nền kinh tế và quá trình hoạch định, ban hành chính sách lao động, việc làm.
Đồng thời, ảnh hưởng đến phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đã tồn tại nhiều năm qua. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm và đã có những giải pháp để khắc phục, phát triển thị trường lao động. Tuy nhiên, các quy định về phát triển thị trường lao động theo các quy định của pháp luật thì khả năng phối hợp giữa các ngành còn hạn chế.
Do đó, thời gian tới, đại biểu Đỗ Thị Lan đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ có liên quan sớm dự báo, phân tích định hướng về thị trường lao động, cung cấp các thông tin về thị trường lao động cho các cơ quan, tổ chức… qua đó, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Phú Thọ. |
Nới lỏng mỗi chính sách phải có liều lượng phù hợp
Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), kết quả đạt được trong năm 2019, kỳ tích về chống dịch COVID-19 và ngăn chặn suy giảm kinh tế một lần nữa khẳng định sức mạnh đoàn kết của dân tộc và sự ưu việt của chế độ mà Đảng đang kiên định lãnh đạo toàn dân đi theo.
Để khắc phục khó khăn, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để khôi phục kinh tế.
Đại biểu cho rằng, khi kinh tế suy giảm, nguyên lý cơ bản là nới lỏng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; tăng chi tiêu công và tăng cung ứng vốn để kích thích nền kinh tế, tăng cung.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 làm cho cả cung và cầu đều suy giảm nên việc nới lỏng mỗi chính sách cần phải có liều lượng phù hợp, phải đặt ra ngưỡng trần không được vượt qua, lường trước các rủi ro để điều hành và đặc biệt để thúc đẩy sản xuất lại phải quay về các câu hỏi kinh điển là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai để cơ cấu lại nền kinh tế và phải đặt trong bối cảnh chúng ta đã hội nhập sâu, độ mở của nền kinh tế rất lớn.
Mặt khác, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, thu ngân sách chỉ phù hợp cho các doanh nghiệp còn hoạt động, có doanh thu, có lãi, không bao quát hết các doanh nghiệp khó khăn. Do vậy, cần có thêm chính sách đối với các doanh nghiệp ngừng hoạt động do thiếu vốn, do đứt đoạn nguồn cung đầu vào hoặc thị trường đầu ra.
Để bảo đảm dòng tiền cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, dự báo còn kéo dài, ngoài chính sách tiền tệ cần tiếp tục giãn thời gian nộp thuế, kể cả 2021. Giãn thuế thường có hiệu quả tức thời và để khắc phục khó khăn tạm thời thường hiệu quả hơn miễn thuế và không làm giảm thu ngân sách.
“Cũng cần lưu ý, nới lỏng chính sách tiền tệ phải kiểm soát được các chỉ số an toàn nợ của ngân hàng, không để phát sinh nợ xấu quá mức và phải kiểm soát được lạm phát”, đại biểu Hoàng Quang Hàm nói.
Khắc phục đứt gãy của chuỗi sản xuất
Một vấn đề lớn hiện nay là dịch COVID-19 gây ra “đứt gãy” chuỗi sản xuất, có thể kéo dài nhiều năm. Để lấp đầy lỗ hổng của chuỗi sản xuất, theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, ngoài việc thu hút chọn lọc FDI, phát triển kinh tế tư nhân thì cần tính đến vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước theo quy định của Hiến pháp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước theo đúng phương châm là đầu tư vào lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm do không mang lại hiệu quả hoặc do không đáp ứng được đòi hỏi phải có số vốn lớn để đầu tư.
Tuy nhiên, để thực hiện được, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, cần nhìn nhận lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – bộ phận chủ yếu của kinh tế nhà nước ở hai khía cạnh.
Một là, do phải đầu tư vào các lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm nên trong các trường hợp này phải nhìn nhận khách quan hiệu quả đầu tư của DNNN không thể đòi hỏi lợi nhuận, hệ số sử dụng vốn như trong các điều kiện bình thường khác, có như vậy DNNN mới dám đầu tư.
Hai là, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải coi là cơ cấu lại danh mục nhà nước đầu tư nên tiền thu được ngoài việc nộp ngân sách để chi đầu tư cần phải giành nguồn cho đầu tư, mở rộng DNNN kể cả thành lập mới để hoạt động trong các lĩnh vực các thành phần kinh tế khác không làm. “Đây là vấn đề cần giải quyết để cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của chuỗi sản xuất và phát triển bền vững lâu dài”, đại biểu đề xuất.
Sớm trình Quốc hội điều chỉnh dự toán thu, chi, bội chi ngân sách
Cũng theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, thu ngân sách giảm mạnh trong khi phải tăng chi để chống dịch, khôi phục kinh tế nên cần sắp xếp lại chi và nới trần bội chi. Chính phủ đã có nhiều tờ trình về chính sách tài khóa.
Bày tỏ thống nhất với các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách để đồng hành cùng Chính phủ khắc phục khó khăn, tuy nhiên, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, cần có đánh giá cụ thể và sớm trình Quốc hội điều chỉnh dự toán thu, chi, bội chi ngân sách.
Do thu ngân sách giảm sâu không thể chi theo dự toán cũ, nên trong khi chưa trình được Quốc hội điều chỉnh dự toán, Chính phủ cần thường xuyên đánh giá tình hình để điều hành phù hợp, không thể chi như cũ khi thu đang bị ảnh hưởng lớn như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần cập nhật kịp thời nguồn thu, khả năng vay để sắp xếp lại các nhiệm vụ chi ưu tiên cho các nhiệm vụ cấp thiết. Đặc biệt các địa phương mức bội chi thấp, thu giảm nếu chậm chễ sắp xếp lại chi thì hệ quả sẽ rất lớn.
Không để người dân chỉ được ăn thịt lợn giá rẻ trên tivi
Theo đại biểu với tình hình hiện nay, việc kiểm soát giá cả là cấp bách để bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân. Hiến định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chúng ta đang thực hiện như thế.
Vì vậy, theo đại biểu, điều tiết giá cả không thể bằng mệnh lệnh hành chính mà phải bằng quản lý, điều tiết bằng “bàn tay vô hình” của nhà nước. Những mặt hàng thị trường quyết định giá phải nghiên cứu xem tăng giá do sản xuất hay lưu thông để tuyên truyền, định hướng, có biện pháp hỗ trợ, cần thiết thì kinh tế nhà nước phải đảm trách.
“Không nên để như thời gian qua dư luận cho rằng, người dân chỉ được ăn thịt lợn giá rẻ trên tivi; nếu do khâu sản xuất thì phải kích thích tăng đàn, tăng nhập khẩu, nếu cần thiết, kinh tế nhà nước phải tham gia; nếu do khâu lưu thông thì có biện pháp hợp lý, hợp pháp cần thiết thì cân nhắc cả đến việc nhà nước thu mua trực tiếp, cung ứng trực tiếp cho thị trường”, đại biểu đề nghị.
Bên cạnh đó, cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin để công khai giá nhập khẩu vật tư, thiết bị, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân (có thể làm được thông qua tờ khai hải quan) để có giá tham khảo, kiểm soát khi mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà nước, không để xảy ra các vụ việc như mua máy xét nghiệm chống dịch COVID-19 thời gian qua và cũng để kiểm tra, giám sát các mặt hàng do nhà nước bình ổn giá hoặc định giá để bảo đảm quyền lợi cho người dân. Công khai, minh bạch thông tin là cách để kiểm soát giá tốt nhất nên cần ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện.
Cần có chủ trương không để tỉnh nào ở lại phía sau
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, những tháng đầu năm 2020, thế giới có nhiều xung đột, khó khăn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên chúng ta đã thực hiện thành công mục tiêu đã được Chính phủ xác định “bứt phá thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH cuối nhiệm kỳ 2016 – 2020”.
Theo đại biểu, một số lĩnh vực tạo được niềm tin và dấu ấn trong toàn dân. Đó là Chính phủ đã chi ngân sách 62 nghìn tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng khi có thông tin về dịch COVID-19 đã chủ động chỉ đạo các đơn vị tham mưu, khẩn trương nắm bắt tình hình, đề giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm việc trực tiếp với các tổ chức tín dụng để rà soát, đánh giá mức độ gây hại của dịch, xây dựng kịch bản hành động và chương trình cụ thể; tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm thanh khoản cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng chính sách cũng đi sát với người dân, cho vay xóa đói, giảm nghèo…
Tuy nhiên, để tạo sự đồng nhất, có đà bứt phá, đưa nền kinh tế phát triển bền vững, cùng với thực hiện “không để ai ở lại phía sau”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị, “cần có chủ trương không để tỉnh nào ở lại phía sau”.
Lý giải về đề xuất này, đại biểu cho rằng: Các địa phương có cơ hội phát triển kinh tế, còn có nghị quyết, chế độ thực hiện mục tiêu riêng, có cơ hội thu hút vốn đầu tư. Song, tỉnh nào đã khó khăn lại càng khó khăn trong thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn FDI. Khó khăn hơn cả là nhiều tỉnh xuất phát điểm thấp, quy mô nhỏ, tốc độ phát triển không cao, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thiếu đồng bộ, vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn, điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thậm chí có nguy cơ rủi ro không có khả năng cạnh tranh, nguồn nhân lực có tay nghề hạn chế.
“Để không có tỉnh nào ở lại phía sau, đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành cần có sự quan tâm, điều chỉnh định hướng thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các tỉnh phát triển kinh tế – xã hội; tao cơ hội quảng bá hình ảnh thu hút đầu tư…”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, Hà Nội. |
Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như một điều kỳ diệu
Đề cập đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) bày tỏ: Việt Nam đang được thế giới nhắc đến như một điều kỳ diệu trong chống đại dịch. Mỗi đại biểu Quốc hội chúng ta cũng đang tự hào và suy ngẫm về điều kỳ diệu đó và tự hỏi làm thế nào để hậu COVID-19 trong 10 năm tới, chúng ta có thể viết nên câu chuyện thần kỳ về kinh tế Việt Nam.
“Thật kỳ diệu, khi chúng ta đã chiến thắng dịch COVID-19 như chiến thắng Điện Biên Phủ”. Chia sẻ điều này và liên tưởng tới vấn đề văn hóa, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng khẳng định, “chính văn hóa là nguồn lực chiến lược cho phát triển đất nước ta trong thế kỷ XXI”.
Những ngày qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã lập nên chiến công thần kỳ trước chống dịch. Việt Nam một lần nữa được nhắc đến với tình cảm của cộng đồng quốc tế rất đặc biệt. Lãnh đạo Nga, Mỹ và nhân dân các nước trên thế giới đã khen ngợi và cám ơn Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, Chính phủ và nhân dân ta đã chia ngọt, sẻ bùi, giúp đỡ.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, nếu so sánh thực chất trang thiết bị y tế thì chúng ta còn nhiều khó khăn hơn so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhưng chúng ta đã chống dịch thành công và chia sẻ kịp thời cùng cộng đồng quốc tế, đã làm nên hình ảnh, thương hiệu Việt Nam an toàn, nghĩa tình, thân thiện, hấp dẫn; hấp dẫn từ đất nước và con người, hấp dẫn từ những nụ cười chiến thắng đến tà áo dài thướt tha.
Văn hóa dân tộc soi đường dẫn ta tới thành công
“Làm được điều đó phải chăng hội tụ sức mạnh của bản sắc văn hóa Việt Nam, từ nền tảng giáo dục và y tế vững chắc giàu tính nhân đạo được xây dựng quy tắc từ bao đời nay, từ nhiều thế hệ…”, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng nêu vấn đề.
Với phương châm trên hết, trước hết vì sức khỏe nhân dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã hiệu triệu toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh chống dịch như chống giặc, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Hàng triệu người trên dưới một lòng đoàn kết quyết liệt chống dịch, khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng với các cán bộ y tế và những ngành có liên quan tận tụy làm việc ngày đêm, khi các cụ già, em nhỏ cùng chung tay chống dịch thì không người Việt Nam lương tri nào không làm theo.
“Phải chăng chính văn hóa đó, trên gương mẫu, xung phong, nói đi đôi với làm – dưới lòng dân không ngại gian khổ khó khăn đã soi đường dẫn ta đến thành công. Dân tộc ta đã đang và sẽ có sức mạnh vô địch về văn hóa”, đại biểu nhấn mạnh.
Đầu tư các ngành kinh tế văn – xã là trụ cột, là khâu đột phá
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng cho rằng, “khai thác và phát huy có hiệu quả tài nguyên vô giá này không chỉ giúp dân tộc Việt Nam trường tồn mà còn giúp đất nước ta phát triển mạnh mẽ, không tụt hậu trong khu vực và trên thế giới. Văn hóa không chỉ là sức mạnh mềm, văn hóa còn là nguồn vật chất lớn lao phát triển KT-XH, đặc biệt ở các nước có nền văn hóa lâu đời, đặc sắc như nước ta”.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, “đầu tư kinh tế văn – xã là thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, thu được lợi ích kép, lợi ích về kinh tế, lợi ích về xã hội, an sinh. Và điều lớn lao nữa là xây dựng hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trở thành thương hiệu quốc gia đặc sắc, có giá trị vật chất đặc biệt, riêng có của Việt Nam”.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu lựa chọn đầu tư các ngành kinh tế văn – xã là trụ cột, là khâu đột phá để phát triển đất nước trong kế hoạch phát triển KT-XH thời gian tới và những năm tiếp theo.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đắk Lắk. |
Tạm dừng tăng lương chỉ nên là giải pháp tình thế
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lăk) đánh giá cao việc Chính phủ, Thủ tướng đã sử dụng linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, lao động – việc làm, an sinh xã hội và thương mại… đã duy trì được trạng thái kinh tế vi mô không bị suy giảm nhanh và trong tầm kiểm soát, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội.
Chia sẻ và nhất trí với đề xuất của Chính phủ về tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, song theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân, “đây chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ”. Đại biểu cho rằng, về tâm lý, đa số người hưởng lương từ ngân sách không hào hứng và chưa thật sự yên tâm về việc này. Trong khi lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng làm giảm sức mua của người dân, việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị của đồng lương.
“Giải pháp căn cơ trong tình hình hiện nay phải thực sự tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, đầu tư công phải có trọng điểm, hiệu quả và đặc biệt, phải chống thất thu, chống thất thoát ngân sách nhà nước”, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị.
Thách thức nghiêm trọng, cấp bách về nguồn nước
Đề cập đến vấn đề thiếu nước do ảnh hưởng của hạn mặn ở nhiều địa phương, đại biểu Nguyễn Thị Xuân nêu vấn đề: Mặc dù đang là mùa mưa ở Tây Nguyên nhưng phải chứng kiến cuộc sống thiếu nước dưới cái nóng cháy da cháy thịt, nương rẫy cà phê đang xơ xác.
Cùng với đó, nhiều địa phương cũng đang trong tình trạng thiếu nước triền miên như vùng cao nguyên Hà Giang, Ninh Thuận và tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông cửa Long. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Thị Xuân “đọc” được nỗi niềm, sự mong mỏi, khát khao của cử tri về nguồn nước an toàn, được bảo đảm bền vững.
Đại biểu khẳng định nước là sự sống, là tài nguyên đặc biệt có vai trò thiết yếu đối với đời sống con người. Thừa và thiếu nước đều là thảm họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, đến sự phát triển từ bình thường đến bền vững của xã hội. An ninh nguồn nước là vấn đề mang tính toàn cầu, liên quan đến phát triển bền vững, ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia, quyền quyết định đến an ninh lương thực.
Các quốc gia trên thế giới luôn coi việc bảo vệ nguồn nước sạch, nước ngầm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, không kém an ninh quốc gia; đều có những phương án khẩn cấp khi nguồn nước gặp sự cố. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên gay gắt, mang tính chiến lược toàn cầu hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, mâu thuẫn giữa các nước trong khai thác, sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp, khó lường hơn.
Đối với nước ta, do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn có xu hướng gia tăng, cùng với đó là ảnh hưởng lớn của quá trình phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa, diện tích rừng ngày càng bị thu hết, dân số tăng nhanh… trong khi việc sử dụng nguồn nước và quản lý ô nhiễm chưa được coi trọng.
Với khoảng 63% tổng số trữ lượng nước từ bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng, Mekong… Thực tế, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng, cấp bách về nguồn nước, với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt, nước ngầm.
Khẩn trương xây dựng đề án bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia
Với tính cấp bách, cấp thiết như trên, để bảo đảm an ninh nguồn nước, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề xuất Chính phủ cần khẩn trương tổ chức điều tra, khảo sát lại việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước quốc gia, trên cơ sở đó có đề án, chiến lược, chương trình bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia thế kỷ XXI để trình Quốc hội.
Trước mắt, “tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường”, đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cũng đề xuất một số nhóm giải pháp để bảo vệ an ninh nguồn nước, như đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước trên cơ sở thiết lập, quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ nguồn nước; cần quản lý tài nguyên nước giống như quản lý tài nguyên có giá trị; hạn chế các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước; tối ưu hóa nguồn nước bằng việc đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; khuyến khích phát triển hệ thống giảm thiểu, tái sử dụng, tái tạo nguồn nước.
Đồng thời, tăng cường sử dụng các mô hình liên kết giữa các nguồn nước, năng lượng, lương thực trong phát triển kinh tế; tăng cường khả năng trữ nước bằng giải pháp phi công trình trong quản lý nguồn nước dựa trên xu thế tự nhiên của cơ sở dự báo thủy văn; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách về sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả.
Ngày 13/6, Quốc hội thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2019, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2020. |
Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay
Trước đó, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (sáng 20/5), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về “Phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội”.
Đánh giá bổ sung kết quả năm 2019, báo cáo nêu rõ: Qua đánh giá thực hiện cả năm 2019 khẳng định chúng ta đã đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và củng cố những nhận định mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8. Toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt; nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn số đã báo cáo Quốc hội.
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,02% (đã báo cáo trên 6,8%), thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,8%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 517 tỷ USD, xuất siêu hơn 11 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) vượt 9,9% dự toán; nợ công ở mức 54,7% GDP (đã báo cáo 56,1%).
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng tiếp tục được triển khai quyết liệt; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đưa ra xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, được dư luận xã hội đánh giá cao, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Có thể nói năm 2019 là năm chúng ta nỗ lực phấn đấu thành công và đạt được kết quả toàn diện, nổi bật nhất trong nhiều năm qua. Tại Hội nghị của Chính phủ tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã phát biểu: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay. Đây là thành quả của cả quá trình trên 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là những năm gần đây.
Chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế
Theo báo cáo, tác động của đại dịch COVID-19 đến nước ta là rất nghiêm trọng do nền kinh tế hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế do các hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, dịch bệnh còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa đá, dịch tả lợn châu Phi… cũng gây thiệt hại lớn ở nhiều vùng, địa phương và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp.
Trong bối cảnh đó, chúng ta tập trung thực hiện “mục tiêu kép” – vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì và phát triển các hoạt động KTXH, bảo đảm đời sống nhân dân.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề trực tuyến, trong đó có Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; Hội nghị an ninh lương thực; Hội nghị trực tuyến “Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” với tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, quyết tâm khắc phục khó khăn, củng cố niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Mặc dù gặp khó khăn, thách thức lớn, nhưng nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta vẫn có những điểm sáng trong phát triển kinh tế,nhất là duy trì được nền tảng vĩ mô ổn định và các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển KTXH sau dịch.
Mặc dù giảm khá mạnh so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng GDP quý I vẫn đạt 3,82%, thuộc nhóm cao trong khu vực và trên thế giới. Trong khó khăn, nhiều địa phương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao. Chúng ta vẫn duy trì sản xuất kinh doanh, không để rơi vào suy thoái; trong khi hầu hết các nước, đối tác lớn đều tăng trưởng âm. An ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm, cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội.
Trong điều kiện rất khó khăn trước tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, chúng ta vẫn quan tâm dành nhiều nguồn lực, chú trọng bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hoá, xã hội, môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường quốc phòng an ninh và các hoạt động đối ngoại…
Trong những tháng còn lại của năm 2020 và thời gian tới, cùng với làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển KTXH, trong đó xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới, trình cấp có thẩm quyền quyết định để sớm triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo trước Quốc hội. Ảnh VGP |
Xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách đặc thù để phục hồi và phát triển KTXH
Cùng với việc thực hiện nhanh, hiệu quả, kịp thời các cơ chế, chính sách đã được ban hành, Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua chủ trương về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới:
– Cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đặc thù để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong bối cảnh khó khăn.
– Chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ từ phương thức đối tác công tư sang đầu tư từ nguồn vốn NSNN, bảo đảm công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý hiệu quả.
– Miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
– Đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc trước mắt chưa tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020 để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách.
– Đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 – 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 – 2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục xây dựng và đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy hồi phục và phát triển kinh tế, xem xét đưa ra gói kích thích kinh tế mới trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn kéo dài trên phạm vi toàn cầu; kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; bảo đảm nguồn lực cho phòng chống dịch và an sinh xã hội; góp phần củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp.
Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công
Các cấp, các ngành, các địa phương phải coi đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là biện pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay. Sớm có phương án điều chuyển phù hợp vốn đầu tư công giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương sau khi được Quốc hội cho chủ trương.
Từng Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch, giải pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm giải ngân hết số vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và nguồn từ năm trước chuyển sang.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án quan trọng, cấp bách khác có tính lan toả cao, kết nối vùng, miền.
Tăng cường kỷ luật kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; xử lý nghiêm những trường hợp làm chậm, vi phạm quy định, thất thoát, lãng phí.
Thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng
Điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ gắn với chính sách tài khoá và các chính sách khác. Cung ứng vốn tín dụng kịp thời, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay, chi phí vay vốn. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến.
Tăng cường kỷ luật tài chính – NSNN; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; cắt giảm chi hành chính, hội họp, đi công tác. Triển khai hiệu quả Nghị định số 41 về gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất và chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định.
Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng, nguồn nhân lực, mặt bằng để chủ động đón đầu dòng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia gắn với chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do; duy trì, phục hồi các thị trường xuất khẩu hiện có và mở rộng các thị trường mới; tránh phụ thuộc nhiều vào một thị trường; chủ động có kế hoạch, biện pháp cụ thể đối với từng ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Phát triển mạnh thị trường trong nước, thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá thịt lợn; có biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Cơ cấu lại thực chất, phục hồi nhanh nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số
Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh gắn với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực. Phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, an toàn; đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản; bảo đảm an ninh lương thực; tập trung tái đàn lợn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cả hợp lý.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp, năng lượng trọng điểm, bảo đảm đủ điện cho sản xuất và đời sống. Hỗ trợ phù hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ. Có biện pháp hỗ trợ phục hồi nhanh các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhất là các ngành dịch vụ, du lịch, hàng không…
Khơi dậy nội lực, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; tăng cường xuất khẩu chính ngạch, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc. Có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng doanh nghiệp trong nước bị lợi dụng thâu tóm, sáp nhập.
Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, giải phóng hàng tồn kho, phát triển thương hiệu Việt và thị trường nội địa gắn với nâng cao sức tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Namvà Chương trình hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng; chia sẻ lợi ích phù hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp để cùng phát triển. Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám sát; quyết liệt xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém. Đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.
Khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phát huy trí tuệ, sức sáng tạo, khả năng thích ứng, tận dụng cơ hội phát triển. Sớm đưa hệ thống mạng 5G vào hoạt động với thiết bị sản xuất trong nước; phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số, làm chủ công nghệ nền tảng; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế mới, nhất là mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ.
Phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia cốt lõi; bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin. Có giải pháp phù hợp phát triển hệ thống đô thị, nhất là đô thị thông minh, sinh thái, thúc đẩy liên kết vùng, tạo động lực cho phát triển KTXH.
Chăm lo đời sống nhân dân và phát triển văn hóa, xã hội là một nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta
Càng trong điều kiện khó khăn, chúng ta càng phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là người có công, người nghèo, người mất việc làm, người yếu thế, không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau.
Thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể trong giám sát việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, chống trục lợi chính sách, xử lý nghiêm các vi phạm.
Tập trung giải quyết việc làm, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại người lao động, đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động.
Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm quá tải bệnh viện; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, chữa bệnh. Bảo đảm chương trình học phù hợp và an toàn cho học sinh, sinh viên; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.
Tập trung thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, nhất là các chính sách đặc thù đối với vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa cơ sở, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước; khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng vươn lên và niềm tự hào dân tộc; phát huy các giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Phát triển bền vững hơn, thực hiện hiệu quả công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu
Yêu cầu các cấp, các ngành đặc biệt lưu ý mục tiêu phát triển bền vững trong xây dựng và thực hiện các kế hoạch, quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển KTXH. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai, tạo quỹ đất sạch và triển khai đồng bộ các giải pháp về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
Chú trọng giải quyết các vấn đề về môi trường, phát triển kinh tế xanh và năng lượng sạch. Bảo đảm an ninh nguồn nước và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân; đẩy mạnh hợp tác khu vực, quốc tế về chia sẻ, quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới. Quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, xử lý nghiêm các vi phạm.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư sửa chữa các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn và thực hiện các dự án phòng chống thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Quyết tâm xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, phục vụ người dân, doanh nghiệp; kiên quyết phòng chống tham nhũng, lãng phí
Tập trung quyết liệt tháo gỡ các nút thắt về thể chế kinh tế, quy định pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả thực thi, bảo đảm thượng tôn pháp luật. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước phải nghiêm túc quán triệt, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, sống có lý tưởng, nói đi đôi với làm; kiên quyết chống sự bảo thủ, trì trệ; tư duy cục bộ, lợi ích nhóm; sự tha hoá quyền lực, tham nhũng, lãng phí, xuống cấp về đạo đức và trách nhiệm xã hội. Kiên quyết chống tư tưởng trì trệ, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức đối với người dân và doanh nghiệp.
Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh khu vực, quốc tế là một yêu cầu lớn và nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương; qua đó tạo động lực mới, mạnh mẽ, thực chất hơn cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, cải tiến quy trình, thủ tục, đẩy nhanh phê duyệt, điều chỉnh chính sách, quy định pháp luật. Cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một đầu mối kiểm tra chuyên ngành, giảm tối đa chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.
Đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, tăng cường họp trực tuyến, làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; bảo đảm ít nhất 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của bộ, ngành, địa phương.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại các cấp chính quyền, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự. Chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm; giảm số lượng và tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài.
Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết ngăn chặn hiệu quả vấn đề “tham nhũng vặt” trong hệ thống hành chính nhà nước.
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế
Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp. Đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường an ninh kinh tế, trấn áp các loại tội phạm.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế; tổ chức tốt, linh hoạt các hoạt động đối ngoại cấp cao phù hợp với diễn biến tình hình dịch COVID-19 gắn với đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sau khi được phê chuẩn. Thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về hợp tác đầu tư nước ngoài. Ngăn chặn việc lợi dụng và gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam, xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại và bảo hộ công dân, người Việt Nam ở nước ngoài.
Thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Với vai trò là một lực lượng cách mạng quan trọng, thể hiện tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân, các cơ quan báo chí, truyền thông cần khơi dậy lòng yêu nước, khát vọng dân tộc, xây dựng đất nước. Báo chí cần chung sức, đồng lòng, đồng hành cùng cả nước vượt qua khó khăn, thách thức; tập trung thông tin tuyên truyền về đường lối, chính sách, nỗ lực hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; nêu bật những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến vượt khó vươn lên.
Báo chí không làm xói mòn niềm tin mà lan tỏa năng lượng tích cực, kết nối mọi người dân để thúc đẩy Việt Nam bứt phá vươn lên, phát triển hùng cường, thịnh vượng. Đồng thời, đấu tranh ngăn chặn, phản bác hiệu quả thông tin xấu độc, xuyên tạc; xử lý nghiêm các vi phạm.
Các cấp, các ngành cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dân vận chính quyền, thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở, phối hợp chặt chẽ và phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể trong vận động các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH đã đề ra./.
baochinhphu