Sang Campuchia học làm thương hiệu gạo

Lượt xem: 197
Ông Hồ Quang Cua – nguyên Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, đoàn cán bộ tỉnh Sóc Trăng vừa cùng GS Võ Tòng Xuân đến Campuchia để học tập kinh nghiệm xây dựng thương hiệu gạo của nước này.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, mặc dù chỉ mới tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới trong vài năm qua và có xuất phát điểm thua xa Việt Nam nhưng Campuchia lại có những thành quả “vượt mặt” trong việc xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu. Ông Hồ Quang Cua cho biết, Campuchia xây dựng thương hiệu thành công là nhờ biết cách bình tuyển và tổ chực hội thi giống nội bộ, sau đó có kế hoạch đấu xảo quốc tế, đẩy mạnh sản xuất hữu cơ…
Dù đi sau Việt Nam nhiều năm nhưng Campuchia có nhiều đột phá trong xây dựng thương hiệu gạo. Ảnh: I.T

Tồn kho gần 1,2 triệu tấn

Bộ Công Thương dẫn thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến hết tháng10, lượng gạo tồn trong kho của doanh nghiệp vào khoảng gần 1,2 triệu tấn. Trong số này, có khoảng hơn 443.000 tấn của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, còn lại của các doanh nghiệp khác.10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn, giảm 21% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu gạo trong khoản thời gian này cũng giảm gần 17% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 1,9 tỷ USD. P.T

Cụ thể, năm 2009 Viện Nghiên cứu nông nghiệp Campuchia tổ chức bình tuyển và chọn ra giống lúa mùa sớm Phka Roumdoul, là giống lúa chín vào cuối tháng 10. Sau đó, Campuchia đem các giống lúa này dự thi đấu xảo quốc tế 3 năm liền (từ 2012 – 2014) và đều đoạt giải gạo ngon nhất thế giới.
Sau khi bình tuyển xong, Campuchia tiếp tục thanh lọc và mở rộng diện tích gieo trồng giống lúa này. Hiện nay, các giống lúa thơm Campuchia chiếm khoảng 40% diện tích gieo trồng và ngày càng tăng lên.
Ngoài ra, Campuchia tổ chức xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ, hiện có khoảng 100.000 hộ nông dân sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 50.000ha. Gạo Campuchia sau đó được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và tổ chức BCS OKo-Garantie của Đức chứng nhận hữu cơ.
Nhờ đó, gạo Campuchia đã được xuất khẩu tới những nước khó tính nhất thế giới, có loại có giá 1.475USD/tấn. Hiện tại, gạo thơm Campuchia được rất nhiều nước phát triển trên thế giới đặt mua, đặc biệt là châu Âu, Trung Quốc… Các doanh nghiệp Malaysia trước đây mua khá nhiều gạo thơm Việt Nam, nay cũng chuyển sang mua gạo thơm Campuchia. Gạo Campuchia hiện đã có mặt tại 53 thị trường trên toàn thế giới.
Theo ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khác với sản xuất hàng hóa như ở Việt Nam, Campuchia sản xuất lúa mùa, trong điều kiện thời tiết nước trời là chính, năng suất dưới 2 tấn/ha. Hàng năm, Campuchia chỉ có khoảng 200.000 tấn gạo, phần lớn là lúa mùa, chỉ sản xuất 1 vụ/năm. Gạo Campuchia đáp ứng các yêu cầu của một số thị trường như không sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, các hoạt chất bảo vệ thực vật gần như không có tồn dư.

tintucnongnghiep.com