Một số nguyên tắc hữu ích trong dinh dưỡng

Lượt xem: 189
Tùy theo chế độ ăn uống và tùy từng hoàn cảnh, trẻ sẽ nhận được những kết quả tươngứng từ những thực phẩm đa dạng khác. Vì thế, vấn đề dinh dưỡng cho trẻ khi gặp những trường hợp thông thường gặp như đau ốm, ngủ kém ngon, răng xấu… cũng làđiều mà các bậc cha mẹ quan tâm.

Ăn giúp răng chắc khỏe Dưỡng chất quan trọng giúp trẻcó hàm răng chắc khỏe là canxi. Canxi hiện hữu trong rau lá màu xanh, rong biển, hạt vừng, đậu khô, quả hạnh, lòng đỏ trứng. Bơ, sữa cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào; tuy nhiên, chúng khó được cơ thể tiêu hoá một cách trọn vẹn. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ dùng một số sản phẩm có nguồn gốc từ bơ, sữa nhưng dễ được cơ thể hấp thu là sữa chua, sữa nước… Chúng chứa nhiều axít latic, giúp bổ sung canxi.

Manhê và vitamin D cũng rất cần thiết cho quá trình hấp thu canxi. Manhê có trong rau lá xanh đậm, ngũ cốc, đậu, mật ong, mật đường, rong biển… Vitamin D trong cơthể được sản xuất thông qua sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời và một số hoá chất ở mô mỡ của da. Trứng và các sản phẩm bơ, sữa… là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể.

Ăn giúp ngủ ngon

Với trẻ sơ sinh, chỉ cần bú mẹlà ngủ ngon. Nhưng ở trẻ lớn hơn, trước giờ đi ngủ bạn hãy cho trẻ tiêu thụnhững thực phẩm chứa nhiều melatonin, chất giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Melatonin hiện hữu trong bánh mì, chuối, sữa… Nói chung, bạn cần cho trẻ ăn uống vừa đủ, không quá no cũng không quá đói vì có thể gây chịu cho đường tiêu hóa của trẻ.

Ăn khi bị ốm

Khi bị ốm, trẻ có khuynh hướng biếng ăn. Nguyên nhân do men tiêu hoá bị ức chế, dịch dạ dày, tuỵ, mật tiết giảm khiến trẻ có cảm giác đắng miệng, chánăn; dạ dày co bóp ít dẫn đến trẻ bị khó tiêu và đầy bụng. Vì thế, đểbảo đảm trẻ không bị mất sức và chất dinh dưỡng do thiếu ăn uống, bạn cần chọn cho trẻ ăn những món dễ tiêu, dạng lỏng nhưng vẫn bảo đảm dinh dưỡng như cháo, súp nấu với trứng, thịt băm nhuyễn, sữa chua…

Có thể cho trẻ uống nước sinh tố trái cây thêm sữa hoặc khoai tây nghiền. Với trẻ lớn hơn, trên 3 tuổi, ngoài ăn cháo, súp trẻ có thể ăn nui, hủ tíu, phở… Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa cách nhau khoảng từ 2 đến 3 giờ. Về nước uống, cần cho trẻ uống thật nhiều nước gồm nước lọc, nước ép trái cây tươi, sữa…

Ăn đường có trong bánh kẹo

Việc cho trẻ nhỏ tiêu thụnhiều thức ăn có đường không tốt vì dễ gây sâu răng, béo phì… Nhưng thật ra, những loại kẹo, bánh khi được chế biến từ thành phần sữa, bơ, trứng…., ngoài thành phần đường vốn có chúng còn mang lại một số dưỡng chất có lợi cho cơ thểnhư chất đạm, chất béo…

Một vài loại bánh kẹo cao cấp còn được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác như vitamin, lysin, canxi… rất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, tùy theo thời điểm nhất định, chẳng hạn nhưgiữa giờ học và giờ chơi, khi trẻ có nhu cầu vận động nhiều và có khoảng cách xa vời bữa ăn thì bánh kẹo, đặc biệt loại bánh kẹo đảm bảo chất lượng vẫn có thể là nguồn năng lượng tốt giúp trẻ duy trì những hoạt động về thể chất. Với những trẻ có khuynh hướng vận động, học tập suốt cả ngày, cơ thể luôn đòi hỏi một lượng chất bột đường cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Bạn không nên cho trẻ ăn bánh kẹo trước bữa ăn chính khoảng 30 phút cho đến một giờ, vì dễ có nguy cơlàm trẻ biếng ăn, bỏbữa do đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn kẹo tuỳ hứng sẽ dẫn đến việc hấp thu thiếu năng lượng và dưỡng chất do giảm thiểu việc thu nhận chất dinh dưỡng từ các bữa ăn chính. Điều này còn tác động xấu đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, ăn quá nhiều bánh kẹo còn gia tăng nguy cơ tích lũy mỡ dự trữ dễdẫn đến tình trạng béo phì, tăng cân.

Theo dinhduong