Kinh tế hợp tác giúp gia tăng giá trị kinh tế hộ

Lượt xem: 94

Hiện cả nước có hơn 150.000 tổ hợp tác với trên 2 triệu thành viên; 20.062 hợp tác xã, chiếm khoảng 13 triệu hộ với hơn 30 triệu lao động; 43 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 29 liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả.

Hiện cả nước có hơn 150.000 tổ hợp tác với trên 2 triệu thành viên; 20.062 hợp tác xã, chiếm khoảng 13 triệu hộ với hơn 30 triệu lao động; 43 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 29 liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả.

Mô hình hợp tác xã kiểu mới nếu được triển khai đồng bộ sẽ giúp gia tăng giá trị của kinh tế hộ

Việt Nam có đến trên 80% diện tích đất nông nghiệp đang được các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ nhất thế giới. Những hộ nông dân này đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong sản xuất và thị trường do hạn chế về quỹ đất, sản xuất nhỏ, thiếu đầu ra ổn định và đặc biệt thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ nông nghiệp và kinh doanh nông sản. Trong khi đó, các công ty chế biến, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản nguyên nhân do thiếu nguyên liệu đầu vào có chất lượng và ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp hay các cơ sở chế biến, kinh doanh này lại thiếu ‘niềm tin’ vào chất lượng và khả năng cung cấp nguồn vật liệu đầu vào của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Sự không gắn kết này là rào cản lớn nhất cần phải giải quyết để phát triển KTHT trong nông nghiệp. Từ khi triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, đã có 3.043 hợp tác xã thành lập mới. Các hợp tác xã thành lập mới nhìn chung đúng hướng, đạt yêu cầu, quy mô ngày càng lớn hơn và đặc biệt đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường và thành viên, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện trong hoạt động kinh doanh, thực hiện góp vốn theo quy định, có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh rõ hơn. Tính đến đầu tháng 7/2016, đã có 9.189 hợp tác xã tiến hành chuyển tiếp, đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã, chiếm 64% tổng số hợp tác xã cần chuyển tiếp, đăng ký lại. Một số tỉnh cơ bản hoàn thành công tác tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã trước 1/7 là Bắc Kạn, Bình Định, Gia Lai, Hòa Bình, Trà Vinh. Các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Cà Mau và TP. Hà Nội công tác tổ chức lại hợp tác xã còn chậm, chỉ đạt từ 17% đến 41,7% tổng số hợp tác xã phải chuyển đổi. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã chưa tập trung, còn phân tán, manh mún, tách rời từ Trung ương đến địa phương. Công tác tham mưu được giao cho các sở, ngành khác nhau, vì vậy thiếu sự thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Có 14 tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 18 tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư; 13 tỉnh giao cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh và 18 tỉnh chưa giao cụ thể cho cơ quan nào quản lý kinh tế hợp tác. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn bó hẹp, cơ chế chính sách không đồng bộ, thiếu hấp dẫn, không đi vào cuộc sống. Nghị định riêng về hợp tác xã nông nghiệp không ra đời được, rất nhiều chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 không được cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại… Một trong những nguyên nhân khiến hợp tác xã phát triển chưa tương thích với tiềm năng một phần là do nhận thức. Tư duy hợp tác xã kiểu cũ vẫn lởn vởn đâu đó, người ta không mặn mà với mô hình này. Mô hình hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn khác hợp tác xã kiểu cũ, không những không thủ tiêu kinh tế hộ mà còn là một tổ chức làm gia tăng giá trị của kinh tế hộ. Để phát triển KTHT trong nông nghiệp, một số giải pháp dựa vào phương pháp tiếp cận chuỗi đó là xác định vai trò của từng thành phần/mắt xích trong chuỗi giá trị và điểm yếu để cải thiện, đồng thời kết hợp với các bài học quốc tế và kinh nghiệm tham gia dự án quốc tế. Khuyến khích phát triển các hội sản xuất nhỏ-trung bình tự chủ có nhóm trưởng là người có trình độ và uy tín. Phát triển các “mô hình hội sản xuất nông dân tự chủ”, lựa chọn các hộ có nguyện vọng và khả năng tham gia vào các hội sản xuất. Nhóm nông dân tự bầu ra một nhóm trưởng có uy tín nhất và mọi trao đổi hợp tác đều thông qua nhóm trưởng . Hội sản xuất nông dân tự chủ nên được đào tạo sử dụng nguyên tắc chia sẻ lợi nhuận theo mô hình của Israel. Qua đây chúng ta cũng sẽ nâng dần “niềm tin” của các bên liên quan đối với hộ sản xuất nhỏ lẻ. Thêm vào đó, đào tạo các thương lái trung gian có kiến thức kinh doanh nông nghiệp. Thương lái là một thành phần trung gian tiềm năng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay thành phần trung gian này ở các nước đang phát triển cũng chưa có trình độ đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế hội nhập, thậm chí một số còn gây thêm sự mất niềm tin. Chính vì vậy, người thương lái nên là đối tượng được đào tạo để trở thành một mắt xích kết nối người nông dân nhỏ lẻ hay các nhóm nông hộ tự chủ để cùng tham gia vào chuỗi giá trị. Đối tượng này cần được trang bị kiến thức về luật bản quyền, về hợp đồng kinh doanh, về phương pháp tiếp cận với nhiều nguồn thông tin nông nghiệp trong nước và quốc tế…
KTHT không thể phát triển được nếu thiếu vắng sự hỗ trợ thông qua chính sách của nhà nước. Hiện nay chúng ta đã có nhiều chủ trương chính sách phát triển KTHT trong nông nghiệp như Cánh đồng mẫu lớn, Liên kết bốn nhà, Tam nông, v.v… nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao gắn với chuỗi giá trị. Cùng với các chính sách và thể chế khuyến khích sự hình thành và phát triển của các loại hình KTHT, thì nhà nước còn cần cải thiện hệ thống phân tích đánh giá đầu ra hay nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để cung cấp cho bộ phận KTHT thì sẽ mãi tồn tại nền sản xuất nông nghiệp với nhiều rủi ro như hiện nay (bởi người dân thường sản xuất những gì họ vẫn sản xuất hoặc những gì được giá cao ở vụ trước; có thể kể ra vô số các ví dụ về sự rủi ro này mà người nông dân nhỏ lẻ phải gánh chịu). Ngoài việc tạo ra hệ thống phân tích thông tin thị trường còn cần phải có hệ thống truyền tải/phản hồi thông tin đó đến người người sản xuất và thương lái. Đồng thời, Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và trong nền KTHT mà chúng ta đang xây dựng như đã đề cập ở trên bằng cách quan tâm đầu tư vào công nghệ sản xuất.

HNDVN