Hội Nông dân huyện Yên Thế tích cực giúp hội viên phát triển kinh tế
02/05/2012 08:17
Ảnh minh họa nguồn internet
Năm 2011, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã phối hợp với các ngành chức năng mở 291 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh…cho 14.587 lượt hội viên, nông dân tham dự; cung ứng 963 tấn vật tư phân bón cho nông dân theo phương thức trả chậm; xây dựng 43 mô hình có quy m<< lín vµ hiệu quả trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản…như mô hình trồng mới trên 20 ha chè giâm hom bằng giống mới LDP1, LDP2, mô hình sản xuất lúa theo chương trình 3 giảm, 3 tăng, mô hình lúa lai D ưu 6511, trồng ngô ngọt, trồng gấc…
Các cấp Hội cũng đã đẩy mạnh việc xây dựng quỹ Hỗ trợ nông dân, thành lập các tổ vay vốn, phối hợp với các tổ chức tín dụng giải quyết vốn vay cho nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh. Kết quả, đã có trên 11.230 lượt hộ nông dân vay hơn 197,3 tỷ đồng để đầu tư phát triển SXKD. Nhằm giúp hội viên, nông dân chuyển đổi nghề và phát huy hiệu quả, hội đã phối hợp với trường Trung cấp nghề Miền núi Yên Thế tổ chức được 7 lớp học nghề ngắn hạn cho 245 học viên, tư vấn giới thiệu cho 740 con, em nông dân đi học nghề ở các trường trong và ngoài tỉnh; phối hợp với các công ty tư vấn XKLĐ mở lớp tư vấn cho 549 con, em, hội viên, nông dân và đã có 90 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giới thiệu được 416 lao động đi làm việc trong nước.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện đã chỉ đạo các cơ sở hội duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ (CLB) phát triển kinh tế như: CLB chăn nuôi, CLB “Khuyến nông – khuyến lâm”…, đồng thời thành lập mới 2 CLB “Khuyến nông – khuyến lâm”, nâng tổng số CBL toàn huyện lên 54 CLB… Từ những hoạt động cụ thể, thiết thực trên đã góp phần quan trọng giúp hội viên, nông dân nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật, tích cực tham gia các phong trào thi đua, chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa những cây con, giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đem lại hiệu quả cao và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều nông dân đã vượt khó vươn lên làm giàu và có điều kiện giúp đỡ nhiều hộ nghèo vượt qua khó khăn….Cụ thể năm 2011, toàn huyện đã có 7.565 hộ đạt tiêu chuẩn SXKD giỏi 4 cấp, tăng 526 hộ so với năm 2010, giúp 425 hộ nghèo với 1.143 ngày công lao động, 103.320 cây giống, 39.904 con giống và 463,7 triệu đồng vay không lãi…Tiêu biểu cho mô hình SXKD giỏi có thu nhập cao như: mô hình chăn nuôi lợn hộ ông Nguyễn Đức Thăng, thôn Cầu Thày (An Thượng) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà với số lượng bình quân 3.000 – 5.000 con/lứa của hộ bà Phan Thị Hạnh (bản Rừng dài, xã Tam Tiến); hộ ông Nguyễn Hữu Thịnh (xã Đồng Kỳ); hộ ông Lăng Văn Liệu (thôn La Thành – Tiến Thắng) cho thu nhập từ 200 – 250 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi thủy sản của hộ ông Nguyễn Viết Ánh (thôn Tân An- An thượng), ông Lục Văn Giang (thôn Hợp Thắng – Tiến Thắng) cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; mô hình nuôi cá – lợn – trồng rừng của ông Chu Văn Viên xã Canh Nậu mỗi năm trừ chi phí cho thu lãi trên 150 triệu đồng; ông Hà Tiến Hợp xã Tân Hiệp mô hình VAC kết hợp hàng năm cho thu nhập trên 120 triệu đồng….
Mặc dù đó đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thúc đẩy nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân nhưng phần lớn cỏc mụ hỡnh sản xuất kinh doanh vẫn trong tỡnh trạng manh mỳn, nhỏ lẻ; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa cũn thấp. Kết cấu hạ tầng và giao thông còn khó khăn, trình độ và nhận thức của cán bộ hội viên và nông dân còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ hộ nghốo ở vựng nụng thụn, vựng sõu, vựng xa cũn cao; một bộ phận nụng dõn còn thiếu vốn sản xuất; một số sản phẩm nông nghiệp làm ra khó tiêu thụ, giá cả không ổn định như vải thiều, gà thịt trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và luôn có nguy cơ bùng phát làm cho nụng dõn khó mở rộng qui mô sản xuất; bên cạnh đó giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống liên tục tăng cao làm cho người nông dân gặp nhiều khú khăn. Vai trũ khõu nối liờn kết “4 nhà” của tổ chức hội cỏc cấp cũn yếu.
Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, các cấp Hội Nông dân trong huyện tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát huy hiệu quả ba phong trào thi đua, trọng tâm là Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.Tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm; xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao, hộ nông dân có thu nhập 100 triệu đồng/ năm trở lên. Tăng cường hoạt động liên kết 4 nhà, tích cực vận động hội viên, nông dân đoàn kết giúp nhau về giống, vốn, kỹ thuật, cây con, vật tư… nhằm phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Lê Văn Toản
HND Yên Thế