Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (23 – 29/4)

Lượt xem: 111

Trên lúa

Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây hại dảnh héo diện hẹp trên lúa sớm – chính vụ. Rầy nâu – rầy lưng trắng, chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá,…tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng trên diện tích lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh trên lúa trà muộn vùng ven biển. Chuột gây hại tăng. Bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại gia tăng trên những ruộng cấy dày, bón phân không cân đối. Rầy nâu, rầy lưng trắng, cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại tăng…

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn,… gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn đòng – trỗ – chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,… gây hại lúa giai đoạn đứng cái – đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa Đông Xuân giai đoạn đòng trỗ.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ nhưng diện tích sẽ giảm do lúa Đông Xuân ở giai đoạn cuối vụ, thu hoạch.

Trên cây trồng khác

Cây ngô và rau, màu: Bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân gây hại tăng trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh,… gây hại nhẹ đến trung bình trên rau màu.

Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,… tiếp tục hại; bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo,… gây hại trên các vườn cây già cỗi.

Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.

Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh,… tiếp tục gây hại.

Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ,… gây hại cục bộ vùng ổ dịch.

Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,… tiếp tục gây hại.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành…gia tăng hại.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

+ Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Wellof 330EC (0,8-1,0 lít/ ha, pha 20-25 ml thuốc/10 lít nước), lượng nước phun 400 – 600 lít nước/ha.

+ Để trừ sâu đục thân hại lúa, sử dụng Nurelle D 25/2.5EC, phun sau khi bướm nở rộ 5-7 ngày.

+ Đối với rầy hại lúa, sử dụng Applaud 25WP, phun khi rầy non mới xuất hiện.

+ Sử dụng Newbem 750WP, đặc trị bệnh đạo đạo ôn lá, cháy lá và phòng ngừa đạo ôn cổ bông.

+ Sử dụng Catcat 250EC hoặc Vali 5SL phun khi vết bệnh khô vằn (trên lúa, ngô) mới xuất hiện.

+ Sử dụng Bonny 4SL lượng nước phun 400 lít/ha. Phun khi tỷ lệ bệnh khoảng 5 – 10%.

+ Sử dụng Aviso 350SC phòng trừ bệnh lem lép hạt.

+ Sử dụng Honeycin 6GR rải trừ ốc bươu vàng hại lúa.

+ Ngoài ra, dùng Hoàng Hổ Si kết hợp Dekamon 22,43L phun ở giai đoạn mạ (6-10 ngày sau sạ) giúp mạ khỏe, đẻ nhánh nhiều, tăng chồi hữu hiệu, giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ và phun giai đoạn trước trổ (40-50 ngày sau sạ) giúp lúa trổ đồng loạt, trổ thoát, không nghẹn đòng và đòng to, bông khỏe, nhiều hạt, giúp cứng cây, chống đổ ngã, bộ lá xanh bền, gia tăng năng suất và chất lượng gạo.

Cây tiêu:Đối với bệnh chết nhanh, chết chậm trên tiêu, khuyến cáo phòng bệnh định kỳ, kết hợp phun phủ trụ Manozeb 80WP + Bonny 4SL, kết hợp rải Wellof 3GR trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cây thanh long:Để quản lý bệnh đốm nâu (đốm trắng) đạt hiệu quả cao nên phun luân phiên hoặc hỗn hợp các loại thuốc, như Aviso 350SC (20 ml thuốc/10 lít nước), Manozeb 80WP (30 ml thuốc/10 lít nước).

Cây nhãn, vải: Sử dụng Takare 2EC (pha 20-30 ml thuốc/10 lít nước) để trừ nhện lông nhung, phun ướt đều cây trồng khi nhện khoảng 31 con/lá chét hoặc phun khi cây ở giai đoạn lá non.

H.A.I