Nội dung cuốn Thông tin nội bộ Hội Nông dân Qúy I năm 2018 (Phần II)

Lượt xem: 122

1. Một số nội dung chính trong Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020

Ngày 03/11/2017, Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp số 526/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau:

1. Một số nội dung chính trong Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020

Ngày 03/11/2017, Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp số 526/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau:

* Nội dung:

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Tiếp tục vận động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, trong đó chú trọng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi với các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng phù hợp như:

Hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với các hộ nông dân từ khâu cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn giữa cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản) với các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh.

Hỗ trợ kết nối cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ cho các cấp hội và hội viên Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; giám sát, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn; kịp thời biểu dương tôn vinh những điển hình tiên tiến.

* Trách nhiệm của Hội Nông dân:

Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện chương trình phối hợp của Hội và phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình triển khai.

Chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp hội về kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; vận động hội viên ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; nói không với sản xuất “rau hai luống, lợn hai chuồng”; tích cực tham gia hợp tác liên kết trong sản xuât, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, phát hiện, lên án các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp ở địa phương trong việc tổ chức triển khai nội dung chương trình phối hợp, kế hoạch triển khai hàng năm.

Kịp thời phát hiện, tuyên truyền và đề xuất tuyên dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

2. Một số thay đổi của Quy chế bầu cử trong hệ thống Hội Nông dân VN

Ngày 09/01/2018, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Công văn số 3682 – CV/HNDTW hướng dẫn đối với một số nội dung quan trọng được bổ sung, chỉnh sửa so với Quy chế bầu cử được ban hành trước đây (kèm theo Quyết định 966-QĐ/HNDTW ngày 24/12/2011 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam). Cụ thể như sau:

(1) Về quy chế bầu cử

* Về Đoàn Chủ tịch:

Điều 10:

– Mục 1.4.2: Nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch trong phần điều hành đại hội biểu quyết được bổ sung thêm một số nội dung (tại mục f, mục g). Trong đó cần lưu ý tiến hành biểu quyết thông qua biên bản kiểm phiếu, nhằm kịp thời phát hiện có sai sót trong quá trình kiểm phiếu, đồng thời, biểu quyết để xác nhận kết quả kiểm phiếu.

– Mục 1.4.3: Nhiệm vụ của Đoàn chủ tịch trong phần điều hành bầu cử được chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung, trong đó cần lưu ý, chuyển nhiệm vụ phổ biến nguyên tắc, thủ tục bầu cử của ban bầu cử trong quy chế trước đây sang cho Đoàn Chủ tịch (thực hiện theo Quy chế bầu cử trong Đảng).

Điều 15: Bầu ban chấp hành, có điều chỉnh, sắp xếp trình tự sửa đổi một số nội dung, trong đó lưu ý:

– Mục 3. Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội chuẩn bị. Vì, việc chuẩn bị nhân sự ban chấp hành khóa mới theo Điều lệ quy định là trách nhiệm của ban chấp hành cấp triệu tập đại hội (được tiến hành các bước theo quy trình giới thiệu nhân sự) đã được cấp ủy và Hội cấp trên phê duyệt. Do vậy cần được báo cáo tại đại hội trước khi tiến hành ứng cử, đề cử. Qua đó định hướng rõ nhân sự và tạo sự thống nhất.

– Bổ sung Mục 8: “Đoàn chủ tịch hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục bầu cử”.

* Về Ban kiểm phiếu:

– Sửa tất cả cụm từ “Ban bầu cử” thành “Ban kiểm phiếu” hoặc “Tổ kiểm phiếu” (có từ 5 thành viên trở lên là Ban kiểm phiếu). Quyền hạn của ban/tổ kiểm phiếu cơ bản giữ nguyên, riêng nhiệm vụ “hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục bầu cử” là của Đoàn chủ tịch (Mục 8, Điều 15).

– Điều 10, Mục 4: Quy định số lượng thành viên ban/tổ kiểm phiếu được sửa đổi là: “Số lượng thành viên ban/tổ kiểm phiếu ở đại hội (hội nghị) các cấp do đoàn chủ tịch đại hội (hoặc chủ tọa hội nghị) lựa chọn, giới thiệu; đại hội (hội nghị) biểu quyết thông qua” nhằm giúp các địa phương chủ động lựa chọn số lượng phù hợp với tình hình thực tế thay vì nêu rõ cụ thể số lượng như Quy chế trước đây.

* Về phiếu bầu:

– Phiếu bầu cử: Điều 8, mục 1 cần lưu ý:

Trong trường hợp bầu không có số dư, danh sách bầu cử có nhiều người: chỉ có 1 loại phiếu bầu 4 cột (bỏ cột “chức vụ”) so với quy định theo quy chế cũ và bỏ loại phiếu bầu gạch cả họ và tên (theo Công văn 682 – CV/HNDTW, ngày 17/8/2012 và Hướng dẫn 211 HD – /HNDTW, ngày 27/3/2017 của Ban Thường vụ Trung ương Hội).

– Để thống nhất việc sử dụng phiếu bầu trong toàn hệ thống, Trung ương Hội ban hành 3 loại mẫu phiếu bầu (đính kèm theo) như sau:

+ Mẫu số 1: Phiếu bầu mà trong danh sách bầu cử chỉ có một người.

+ Mẫu số 2: Phiếu bầu nhiều người mà không có số dư.

+ Mẫu số 3: Sử dụng trong trường hợp có số dư (Tuy nhiên theo Hướng dẫn số 212 – HD/HNDTW ngày 27/3/2017 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về công tác nhân sự đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã nêu rõ việc bầu ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh chủ chốt không nhất thiết phải có số dư).

– Phiếu hợp lệ (Điều 8, mục 2a): Bổ sung quy định “phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử”.Đây là loại phiếu xuất hiện nhiều trong thực tiễn công tác bầu cử (cả bầu cử trong Đảng). Việc bổ sung quy định theo đúng khoản 2, Điều 17 của Quy chế bầu cử trong Đảng.

* Cách tính kết quả trúng cử:

– Điều 19 được sửa lại ở tiêu đề là: “Tính kết quả bầu cử tại đại hội và các hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ“, để áp dụng cả đối với các hội nghị kiện toàn, bổ sung Ban chấp hành, Ban thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch chứ không phải chỉ áp dụng đối với đại hội.

– Mục 2 được bổ sung như sau: “Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ. Phiếu hợp lệ là phiếu quy định tại Điều 8 của quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ)”(Theo Điều 32 của Quy chế bầu cử trong Đảng).

Ví dụ (minh họa tại mẫu phiếu số 2): Phiếu có danh sách 39 người, bầu lấy 39 người (bầu tròn). Trong đó 37 người được đánh dấu ở 1 trong 2 ô đồng ý hoặc không đồng ý; 1 người ở số thứ tự 30 được đánh dấu ở cả 2 ô, 1 người ở số thứ tự 33 để trống cả 2 ô. Thì phiếu này là phiếu hợp lệ nhưng khi tính kết quả bầu cử thì người ở số thứ tự 30 và 33 sẽ không được tính theo quy định nêu trên.

– Quy định: “Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu của trên 50% so với tổng số đại biểu có mặt dự đại hội hoặc hội nghị và được tính từ người có số phiếu cao nhất đến hết số lượng cần bầu” (Quy chế cũ quy định tính trên “số đại biểu triệu tập“).

* Chỉ định triệu tập viên hội nghị:

Điều 16: Quy chế cũ: “Nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch khóa trước không tái cử thì Ban Thường vụ cấp trên ủy nhiệm cho đồng chí mới được bầu vào Ban Chấp hành chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong chủ tọa” được diễn đạt, chỉnh sửa lại như sau: “Nếu Chủ tịch Phó Chủ tịch khóa trước không tái cử thì Đoàn Chủ tịch đại hội chỉ định triệu tập viên là 1 đồng chí mới được bầu vào Ban Chấp hành, chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong chủ toạ hội nghị”.

* Bầu cử vi phạm nguyên tắc (Điều 22):

– Bổ sung quy định tại Mục 3: “Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì Ban thường vụ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị Ban chấp hành cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào Ban chấp hành và các chức danh của cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định thì Ban thường vụ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận”.

– Đồng thời bỏ Mục 3 của Quy chế cũ: “Thư tố cáo tư cách đại biểu phải gửi đến Ban Chấp hành trước ngày khai mạc Đại hội. Đối với cơ sở là 10 ngày, đối với cấp trên cơ sở là 15 ngày. Nếu thư tố cáo gửi đến sau thời gian quy định, Ban Chấp hành cấp triệu tập có thể chuyển cho Ban Chấp hành khóa mới xem xét, giải quyết”. Vì không thuộc phạm vi quy định của Quy chế bầu cử. Nội dung này thuộc Hướng dẫn công tác tổ chức Đại hội.

(2) Một số nội dung khác:

Trong trường hợp bầu không có số dư, khi bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cần bầu, nếu đại hội quyết định tiếp tục bầu lần 2 để bổ sung số lượng còn thiếu, thì phải giới thiệu nhân sự ngoài những người vừa bầu trượt lần thứ nhất (nên chọn những nhân sự trong số dư mà Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội đã chuẩn bị).

Về việc dừng kiện toàn, bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh.

Để đảm bảo sự ổn định về tổ chức, bộ máy, nhân sự Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, đồng thời phù hợp với các quy định của Đảng, việc kiện toàn, bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp tỉnh sẽ không thực hiện sau ngày 30/1/2018 (trừ trường hợp đặc biệt). Ban Thường vụ Trung ương Hội chỉ hiệp y và phối hợp chỉ đạo thực hiện quy trình công tác cán bộ đối với việc kiện toàn chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Ban Thường vụ các tỉnh, thành ủy.

Lỗi kỹ thuật trong soạn thảo văn bản:

Nội dung Điều 9: Nhiệm vụ của ban chấp hành cấp trên triệu tập đại hội. Đây là lỗi kỹ thuật trong soạn thảo, được sửa lại là: Nhiệm vụ của ban chấp hành cấp triệu tập đại hội./.

Mẫu phiếu số 1: Phiếu bầu mà trong danh sách bầu cử chỉ có một người.

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

HỘI NÔNG DÂN … LẦN THỨ …

NHIỆM KỲ 2018 – 2023

*

…, ngày … tháng … năm 2018

PHIẾU BẦU

Ban Chấp hành Hội Nông dân … khóa .., nhiệm kỳ 2018 – 2023

Họ và tên

Đồng ý

Không đồng ý

Nguyễn Văn A

Mẫu phiếu số 2: Phiếu bầu nhiều người mà không có số dư

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

HỘI NÔNG DÂN … LẦN THỨ …

NHIỆM KỲ 2018 – 2023

*

…, ngày … tháng … năm 2018

PHIẾU BẦU

Ban Chấp hành Hội Nông dân … khóa .., nhiệm kỳ 2018 – 2023

STT

Họ và tên

Đồng ý

Không đồng ý

1

A

x

2

B

x

3

C

x

4

D

x

5

E

x

6

F

x

x

x

….

x

30

M

x

x

31

N

x

32

O

x

33

P

34

Q

x

35

T

x

36

S

x

37

S

x

38

X

x

39

Y

x

* Lưu ý:

– Danh sách họ và tên nhân sự được sắp xếp theo thứ tự A,B,C…

– Người ở số thứ tự 30 tên M được đánh dấu cả 2 ô đồng ý và không đồng ý; người ở số thứ tự 33 tên P không được đánh dấu cả 2 ô đồng ý và không đồng ý, như vậy phiếu bầu này vẫn là phiếu hợp lệ, nhưng khi kiểm phiếu chỉ tính kết quả đối với 37 người, không tính kết quả cho người ở số 30 và số 33.

Mẫu phiếu số 3: Sử dụng trong trường hợp có số dư

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

HỘI NÔNG DÂN … LẦN THỨ …

NHIỆM KỲ 2018 – 2023

*

…, ngày … tháng … năm 2018

PHIẾU BẦU

Ban Chấp hành Hội Nông dân … khóa .., nhiệm kỳ 2018 – 2023

1…………………………………………………………………………….

2……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

14…………………………………………………………………………….

* Lưu ý: Danh sách nhân sự được ghi cả họ và tên, sắp xếp theo thứ tự A,B,C…

3. Nội dung Công văn số 3579 – CV/HNDTW, ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam.

Ngày 28 tháng 11 năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Công văn số 3579 – CV/HNDTW về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, cụ thể:

Sửa đổi, bổ sung quy định tại mục 6.3 của Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam về việc chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, chủ tịch và phó chủ tịch các cấp Hội (theo khoản 3, Điều 9 Điều lệ Hội). Cụ thể như sau:

Quy định hiện nay là: “Hội cấp trên trực tiếp chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ và các chức danh chủ chốt trong trường hợp tổ chức Hội mới được thành lập hoặc được thành lập mới do có sự thay đổi về địa giới hành chính như chia tách, sáp nhập, hợp nhất trong nhiệm kỳ”.

Được sửa đổi, bổ sung đầy đủ như sau: “Hội cấp trên trực tiếp chỉ định ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ và các chức danh chủ chốt trong trường hợp tổ chức Hội mới được thành lập hoặc được thành lập mới do có sự thay đổi về địa giới hành chính như chia tách, sáp nhập, hợp nhất trong nhiệm kỳ. Trong trường hợp thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ ở cơ sở theo chỉ đạo của Đảng, số lượng ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân cấp xã còn dưới 50% so với tổng số ủy viên ban chấp hành theo Đề án được đại hội thông qua, thì ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện có quyền chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân cấp xã. Số lượng ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân cấp xã sau khi đã được chỉ định bổ sung không được vượt quá 2/3 tổng số ủy viên ban chấp hành theo Đề án được đại hội thông qua”.

4. Kết quả nổi bật công tác hội và phong trào nông dân năm 2017

– Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 24-ĐA/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp. Kết quả, năm 2017 đã chỉ đạo ra mắt và thành lập 10 tổ hội nghề nghiệp điểm ở 10 huyện, thành phố; các cấp hội đã thành lập 65 mô hình tổ hội nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi và nôi trồng thủy sản, tạo tiền đề cho các hội viên liên kết, hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.

– Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng Quỹ Từ thiện xã hội “Hạt thóc Vàng” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động đạt kết quả thiết thực. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia ủng hộ xây dựng Quỹ Từ thiện xã hội “Hạt Thóc Vàng” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động với tinh thần: mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Tỉnh hội ủng hộ 01 ngày lương; Hội Nông dân mỗi huyện, thành phố ủng hộ 400.000đ; mỗi cơ sở hội ủng hộ từ 300.000đ-500.000đ (đổi với các xã miền núi đặc biệt khó khăn ủng hộ 200.000đ/cơ sở). Kết quả toàn tỉnh đã vận động, ủng hộ được 72.800.000đ.

– Tổ chức tiếp xúc, đối thoại người đứng đầu Hội Nông dân tỉnh với 200 cán bộ, hội viên nông dân tại huyện Yên Dũng về chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại buổi tiếp xúc đã có 33 lượt ý kiến phát biểu trực tiếp tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, giao thông thủy lợi nội đồng, giám sát phản biện xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Tại buổi tiếp xúc, đối thoại, đồng chí Chủ tịch HND tỉnh đã đánh giá cao sự phản ánh thẳng thắn và ghi nhận toàn bộ ý kiến của cán bộ, hội viên nông dân; đồng thời giải trình làm rõ thêm vấn đề mà cán bộ, hội viên quan tâm. Đồng thời đề nghị các cơ quan chuyên môn của huyện giải quyết thỏa đáng cho nông dân một số kiến nghị nằm trong khả năng xử lý của địa phương.

– Chỉ đạo tổ chức thành lập đội tham dự Hội thi “Nhà Nông đua tài” toàn quốc khu vực phía Bắc do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đạt giải khuyến khích và 01 giải phụ “Màn chào hỏi ấn tượng nhất”. Chỉ đạo 10/10 huyện, thành phố tổ chức thành công Liên hoan ‘Tiếng hát đồng quê” cấp mình. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tổ chức Liên hoan “Tiếng hát đồng quê” tỉnh Bắc Giang lần thứ III năm 2017 với 30 tiết mục xuất sắc đến từ 10 đội thi, được lựa chọn từ vòng thi cấp huyện, thành phố… Kết thúc liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba và 04 giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 03 giải phụ cho tiết mục đặc sắc nhất; nam, nữ diễn viên xuất sắc nhất.

– Hội Nông dân tỉnh chủ trì phối hợp với Sở NN & PTNT, Sở Công thương tổ chức Lễ Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu lần thứ nhất năm 2017, đã có 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của 10 huyện, thành phố được tôn vinh; 03 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh được tôn vinh tại Lễ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2016 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức (Vải Thiều, Mì Chũ huyện Lục Ngạn; Gạo thơm huyện Yên Dũng); 02 nông dân tham dự chương trình nông dân khởi nghiệp năm 2017 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.

– Tổ chức thành công Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ VII, năm 2016-2017: có 41 giải pháp tham gia dự thi, Ban giám khảo lựa chọn được 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 04 giải khuyến khích đảm bảo theo kế hoạch của cuộc thi; hướng dẫn 10 giải pháp hoàn thiện hồ sơ tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ VII năm 2016-2017 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức và Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2017, có 9/10 giải pháp đạt giải.

– Triển khai thực hiện 01 dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, dự án “Nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên nông dân Việt Nam”

Năm 2017, Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện 01 Dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh “ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím (Morỉndea officinalis How.) dưới tản rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” với quy mô 5ha tại xã thanh Luận, huyện Sơn Động, lựa chọn 09 hộ tham gia thực hiện Dự án; tổ chức 02 đợt giao giống, giao phân và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho cây ba kích tím cho các hộ tham gia thực hiện Dự án. Kết quả, đến nay đã triển khai trồng đủ diện tích 5ha đạt yêu cầu theo hợp đồng của Dự án.

Phối hợp Ban Hợp tác quốc tế Trung ương Hội triển khai dự án “Nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên nông dân Việt Nam” tại 08 xã ở 02 huyện Lục Ngạn, Yên Dũng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng và chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm trong việc sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đời sống của cán bộ, hội viên Hội NDVN. Kết quả, đã tổ chức tập huấn cho 200 hội viên, nông dân bước đầu biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh; ra mắt 08 CLB “nông dân với internet” với 120 thành viên tham giam sinh hoạt.

– Tiến hành giám sát “Việc chấp hành pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV” đối với UBND cấp huyện, xã, một số hộ kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn 5 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên, Yên Thế và thành phố Bắc Giang; 05 đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 130-NQ/TU, ngày 16/8/2016 đối với các huyện ủy, thành ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 tại 05 huyện: Lạng Giang, Lục Ngạn, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên. Qua giám sát, đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế; đề xuất, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền, các đơn vị được giám sát và các ngành chức năng liên quan nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn và triển khai có hiệu quả Nghị quyết 130-NQ/TU ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.

– Vận động hội viên nông dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban xã hội, dân số gia đình Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức 01 cuộc đối thoại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho 300 cán bộ, hội viên nông dân tại huyện Yên Dũng; tổ chức 10 hội nghị truyền thông về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho 800 lượt cán bộ, hội viên nông dân tại 10 huyện, thành phố. Kết quả trên 80% hội viên, nông dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

– Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã ban hành, triển khai thực hiện Đề án số 07-ĐA/HNDT ngày 27/3/207 về “Nâng cao vai trò của Hội nông dân trong liên kết, hợp tác phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020”; Hội Nông dân tỉnh tổ chức thành lập và ra mắt 11 mô hình tổ hợp tác; chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố thành lập, ra mắt 380 tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản với 3.992 thành viên. Các mô hình liên kết hợp tác này tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để cùng vươn lên giảm nghèo và làm giàu bền vững; thể hiện vai trò hướng dẫn các thành viên chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và tổ chức các dịch vụ phục vụ sản xuất. Tiêu biểu như HTX rau sạch Đa Mai (thành phố Bắc Giang), HTX thủy sản Thái Đào (Lạng Giang), tổ liên kết chăn nuôi lợn thịt tại xã Lan Giới (Tân Yên), mô hình tổ hợp tác tiêu thụ rau chế biển tại xã Đông Phú (Lục Nam), tổ liên kết sản xuất chè Bản Ven – xã Xuân Lương (Yên Thế), tổ liên kết tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn, THT sản xuất na dai theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Nghĩa Phương (Lục Nam)….

– Tích cực chỉ đạo các cấp hội tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát động và duy trì ngày chủ nhật xanh, 14 hàng tháng cán bộ, hội viên nông dân ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn dân cư, nơi công cộng; xây dựng và duy trì 275 mô hình hội nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn cấp cơ sở và trên 1000 mô hình tại các chi hội. Phối hợp với Trung tâm môi trường Trung ương và sở TN & MT tỉnh tổ chức 04 lớp truyền thông nâng cao kiến thức về thu gom, phân loại và xử lý rác thải cho trên 400 lượt người; phối hợp với Trung tâm môi trường nông thôn triển khai thực hiện dự án “Mô hình thí điểm xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế trang trại của nông dân vùng nông thôn” tại xã Ngọc Thiện (Tân Yên) với tổng diện tích 400m mương thoát nước thải trong phát triển kinh tế trang trại.

– Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 673-QĐ/TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành tỉnh, năm 2017 tổng nguồn vốn toàn tỉnh tăng trưởng 5.704,297 triệu đồng. Trong đó: Trung ương Hội ủy thác: 02 tỷ đồng, nguồn cấp tỉnh tăng 1,1 tỷ đồng, cấp huyện 2.604,297 triệu đồng, nâng tổng số nguồn vốn toàn tỉnh lên 41.182,092 triệu đồng. Trong năm đã tổ chức thẩm định, giải ngân 10 dự án nguồn vốn Trung ương uỷ thác và nguồn của tỉnh quay vòng với tổng số tiền: 3,615 tỷ đồng cho 96 hộ vay; giải ngân 05 dự án mới từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp bổ sung và nguồn Trung ương Hội ủy thác với tổng số tiền 3,1 tỷ đồng.

– Tham mưu buổi làm việc giữa Bí thư Tỉnh ủy với Ban Chấp hành Hội Nông dân về một số kết quả triển khai thực hiện trong nhiệm kỳ 2013-2018; công tác chuẩn bị cho đại hội hội nông dân các cấp nhiệm kỳ 2018-2023; những đề xuất, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân trong thời gian tới. Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư ghi nhận những kết quả đạt được của Hội Nông dân các cấp trong nhiệm kỳ qua. Nhấn mạnh, hiện nay, khu vực nông thôn đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Lao động nông nghiệp tiếp tục giảm, chất lượng đời sống nâng lên. Vì vậy, HND cần linh hoạt phương thức hoạt động trong tình hình mới. Trong đó chú trọng quan tâm chăm lo đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cho nông dân. Đồng chí gợi ý, trước hết cần tuyên truyền để người dân nắm, thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hệ thống hóa các quy định liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn sao cho dễ hiểu, dễ nhớ. Phát hiện, cổ vũ, nhân rộng những mô hình sáng tạo làm kinh tế ở cơ sở; sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân.

– Thực hiện quy chế phối hợp giữa Hội Nông dân với UBND tỉnh, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đề xuất buổi làm việc giữa Phó Chủ tịch UBND tỉnh với Hội Nông dân tỉnh và một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh về chính sách tín dụng cho nông dân. Kết luận buổi làm việc, đồng chí đề nghị Hội Nông dân tỉnh cần chủ động phối hợp với các ngân hàng điều chỉnh văn bản thỏa thuận đã ký giữa 2 ngành cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các ngân hàng để tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân; mỗi cán bộ của Hội Nông dân phải nắm chắc các thủ tục, quy trình cho vay, điều kiện, mức vay, thời gian vay và lãi suất…theo quy định tại Nghị định 55 và Nghị định 75 của Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc các đối tượng vay vốn đến hạn phải trả nợ theo quy định, không để nợ xấu, nợ quá hạn. Phối hợp với các ngân hàng nghiên cứu cơ chế đảm bảo tiền vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân để đảm bảo cho các hợp tác xã, trạng trại có nhu cầu vay vốn lớn.

III. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN QUÝ I.2018

Trong quý I, các cấp hội và chi hội cần tập trung tuyên truyền những nội dung sau:

– Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 08 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Công văn số 528 – CV/TU của Tỉnh ủy Bắc Giang về lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Hội Nông dân các cấp, nhiệm kỳ 2018-2023; các văn bản chỉ đạo của Hội cấp trên về tổ chức Đại hội Hội Nông dân các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023; trong đó trọng tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước, trong, sau đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2018-2023. Tuyên truyền nội dung Công văn số 3579 – CV/HNDTW, ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thi hành Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; Chương trình phối hợp số 526/CTPH- CP- HNDVN- HLHPNVN, ngày 03/11/2017 giữa Chính phủ và Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020; các văn bản chỉ đạo của Trung ương Hội.

– Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuyên truyền Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón; Quyết định số 886/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP, ngày 14/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định về thu tiền sử đụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Quyết định số 730/QĐ-UBND, ngày 30/10/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành bộ Tiêu chí nông sản hàng hóa cấp tỉnh, giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết số 521-NQ/TU, ngày 01/12/2017 của BCH Đảng bộ tỉnh về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2018.

– Tuyên truyền việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII); Chỉ thị số 16 – CT/TW, ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư về tổ chức tết năm 2018; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 26/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và các Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng.

– Tuyên truyền giảm tai nạn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Mậu Tuất 2018; công tác chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền, vận động hội viên nông dân dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu, tổ chức các mô hình sản xuất hàng hóa tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

– Tuyên truyền các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của dân tộc và của tỉnh: kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2018) gắn với kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941-28/1/2018) và đón Tết Mậu Tuất; kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí Trường Chinh (09/02/1907-09/02/2018); kỷ niệm 21 năm Ngày tái lập tỉnh Bắc Giang (01/01/1997 – 01/01-2018)…

HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC GIANG