Trồng nấm rơm trên giàn: Tăng năng suất, lợi nhuận

Lượt xem: 283

Ông chia sẻ, so với các loại nấm thương phẩm tại địa bàn thì nấm rơm có giá bán cao hơn cả. Tuy nhiên, cái khó là nấm này không dễ trồng, năng suất thấp mà chỉ cho thu hoạch vào những tháng mùa hè.

Nhân một lần thăm người thân tại tỉnh miền Tây, ông thấy người dân nơi đây trồng nấm rơm không như miền Bắc nên khá ấn tượng. Đó là họ trồng trên những giàn cho nấm to, năng suất cao, trong khi ông chỉ biết đến làm luống trồng trên ruộng, vườn.

Vậy là ông quyết định dành một tháng vừa làm, vừa học kỹ thuật trồng nấm của người dân nơi đây. Nắm bắt được kiến thức, người nông dân này đã mạnh áp dụng tại gia đình mình. “Ở miền Tây, nhiệt độ quanh năm phù hợp cho nấm rơm sinh trưởng, phát triển song miền Bắc lại chia thành 4 mùa rõ rệt. Vì thế, tôi phải xây dựng các phòng trồng nấm, có thể điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn để nấm sinh sôi”- ông Trình nói.

Đầu năm 2020, ông đầu tư gần 600 triệu đồng lắp đặt 9 phòng trồng nấm có điều hòa nhiệt độ, mỗi phòng gồm 2 giá, 5 tầng/giá. Tuy nhiên, sau hơn 20 ngày phấp phỏng chờ đợi, các giàn không ra một cây nấm nào. Ông phải bỏ toàn bộ nguyên liệu, làm lứa mới mà chẳng thể khá hơn.

nấm, giá thể, trồng nấm, Tiên Lục, Bắc Giang,

Ngày được thu lứa đầu tiên tôi vui lắm, biết rằng mình đã thành công. Đặc biệt ở chỗ, nấm ra cả mặt trên, mặt dưới ở các tầng, chứ không ra một mặt như làm luống trước kia”.

Ông Nguyễn Văn Trình.

Nấm vẫn “ẩn mình”, không chịu ngoi lên. 3 tháng liên tục, không được thu hoạch sản phẩm, ông đã dày công tìm hiểu. Hóa ra, dù có điều hòa nhiệt độ song môi trường trong phòng có lúc quá nóng hoặc quá khô. Để khắc phục, ông đầu tư hệ thống xông hơi, vừa tạo ẩm, vừa tăng nhiệt trong những ngày trời giá rét. Nhờ vậy, nấm đua nhau mọc tua tủa. “Ngày được thu lứa nấm đầu tiên tôi vui lắm, biết mình đã thành công. Đặc biệt, nấm ra cả mặt trên, mặt dưới ở các giàn chứ không ra một mặt như làm luống trước kia”-ông bộc bạch.

Giờ đây, ông mở rộng lên 16 phòng trồng nấm, cứ 20 ngày được một lứa nấm rơm, tương đương khoảng 1,6 tấn. Do sản phẩm thu hoạch trái vụ nên giá bán cao, tiêu thụ thuận lợi. Hơn nữa, nấm rơm có giá trị dinh dưỡng cao, là một trong những thực phẩm sạch, được khách hàng ưa chuộng.

Hiện nay, sản phẩm thu đến đâu, thương nhân ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định đặt hàng, bao tiêu hết đến đó. Giá bán bình quân 100-110 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 60-80 triệu đồng/lứa, cao điểm lãi khoảng 100 triệu đồng.

Nhân rộng cách làm hay

Nhờ làm chủ kỹ thuật, không chỉ mở rộng quy mô tại gia đình mình, ông Trình còn hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều người trồng nấm rơm trong và ngoài xã. Theo ông Trình, để trồng nấm rơm trên giàn thành công, trước hết cần chọn được nguồn giống tốt, sạch bệnh. Nguyên liệu đầu vào trồng nấm rơm chủ yếu là bông nên ông đã liên kết với doanh nghiệp ở Thái Bình cung cấp ổn định theo hợp đồng ký kết.

Nấm thương phẩm được đóng gói, mang đi tiêu thụ.

Nấm thương phẩm được đóng gói, mang đi tiêu thụ.

Với nấm trồng trái vụ, nhất là ngày nhiệt độ xuống thấp cần thắp điện, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm kịp thời, phù hợp cho nấm sinh trưởng. Để tiết kiệm chi phí đầu vào, ông Trình đã tự nhân giống nấm rơm trong phòng kín, tận dụng một số nguyên liệu sau khi thu nấm. Bã nấm được ủ thành phân hữu cơ bón cho rau, màu, qua đó, góp phần bảo vệ môi trường.

Nhờ thu nhập cao từ trồng nấm, ông Trình đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, nâng chất lượng cuộc sống; tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương. Ông Vũ Trí Đồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) đánh giá, cách làm của ông Trình thể hiện sự năng động, đổi mới tư duy sản xuất của nhà nông.

Đây cũng là mô hình đầu tiên trên địa bàn tỉnh ứng dụng thành công phương pháp trồng nấm trên giàn. Từ mô hình điểm này, thời gian tới, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ nhân rộng trồng nấm rơm trái vụ theo phương pháp mới; góp phần đa dạng các mặt hàng nông sản địa phương, tăng thu nhập cho người trồng nấm.

Nguồn: baobacgiang.com.vn